Tất cả các thủ tục này theo quy định sẽ được gia hạn chậm nhất là vào ngày 1.7.2016 sẽ hết hiệu lực, trong trường hợp các bộ, ngành chưa sửa đổi, bổ sung các thủ tục này thì tất cả các quy định cũ sẽ trở thành bấp hợp pháp.
Cụ thể, bà Kim Anh cho biết: “Trong số 398 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ NNPTNT cần rà soát sửa đổi và bãi bỏ thuộc11 thông tư ở các lĩnh vực: Về lĩnh vực thủy sản có Thông tư số 26 năm 2013 về quản lý thủy sản có các điều khoản 4, 5, 6, 11; Thông tư số 02 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản có điều 4, 5 ,6 mục 3; Thông tư số 51 quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y với các điều khoản phải sửa đổi hoặc bãi bỏ từ Điều 3 đến Điều 9.
Về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, có Thông tư 66 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi gồm có Điều 3, Điều 25; Thông tư số 47, quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
Lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có Thông tư 14 năm 2013 quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; Thông tư số 85 ngày 14.12.2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Thông tư 59 quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
Về lĩnh vực phân bón, có Thông tư số 52, hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới; Thông tư 88 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.