Trao đổi với NTNN, ông Trần Đăng Tuấn - Giám đốc quỹ học trò nghèo vùng cao cho rằng: Người kêu gọi tài trợ, người đứng ra quyên góp nếu không làm chủ được dòng hỗ trợ, không điều tiết được, chỉ kêu gọi rồi để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, không biết có bao nhiêu giúp đỡ khác song song với mình… thì mới chỉ làm được ½ công việc.
Ông Trần Đăng Tuấn - Giám đốc quỹ học trò nghèo vùng cao
Theo ông Trần Đăng Tuấn, trước hết các nhóm thiện nguyện, các tổ chức thiện nguyện cần liên kết chặt chẽ, chia sẻ thông tin. Có thể có một số hình thức dữ liệu chung để cùng kiểm soát được dòng hỗ trợ.
Hai, Nhà nước có thể khuyến khích hỗ trợ để có thông tin về địa bàn cần giúp đỡ, và hỗ trợ để áp dụng IT vào bản đồ các địa chỉ cần hỗ trợ.
Ba, với quỹ trò nghèo vùng cao của chúng tôi, chúng tôi luôn kiểm tra để không trùng lặp với các nguồn khác. Tuy nhiên do không có ngân hàng dữ liệu chung nên việc này phải tự tìm hiểu. Việc giúp cũng vừa đủ, theo chương trình kế hoạch và khảo sát của quỹ để giảm thiểu sự bất hợp lý.
Tôi cho rằng vấn đề cơ bản ở đây là thiết lập ngân hàng dữ liệu chung và mạng thông tin chung cho các hoạt động xã hội từ thiện. Thông tin như bàn tay vô hình sẽ kết nối các hoạt động riêng lẻ thành thể thống nhất, chứ không phải nhà nước hoá hay hành chính hoá việc này bằng cách lập ra một tổ chức quản lý.