Các ông bà Trần Trọng Sách, Trần Thị Hòa, Nguyễn Thị Ngon - người dân trong xã, cho biết: Khi thu hồi đất cho Dự án xây dựng Trường Trung cấp dạy nghề XKLĐ cho các nước Trung Đông, chính quyền thôn, xã không tổ chức họp dân, không công bố quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền… mà chỉ thông báo việc đền bù trên loa, sau đó tổ chức phát tiền cho người có đất bị thu hồi. Do vào vụ giáp hạt, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã nhận mức đền bù 62 triệu đồng một sào (500m2).
Khu đất trước cổng UBND xã Quảng Tâm được bán với giá rất cao sau thu hồi. |
Không chỉ bức xúc về chuyện đền bù dự án, người dân nơi đây còn bất bình về việc mấy năm gần đây xã Quảng Tâm đã thu hồi số diện tích không nhỏ đất hai lúa và đất màu nói là để quy hoạch khu dân cư (đền bù từ 50 đến 70 triệu đồng một sào), nhưng thực tế lại phân lô bán nền với giá hàng trăm triệu. Cụ thể là ở khu cánh đồng Thèo, khu cổng UBND xã, khu cổng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (chi nhánh Thanh Hoá).
Theo phản ánh của một số hộ, có một chuyện khó hiểu là chính quyền xã Quảng Tâm mượn sổ đỏ của người dân hàng năm trời không trả mà chỉ giải thích là để “đối chiếu diện tích”. Sáng 3.6, chúng tôi có mặt tại Văn phòng UBND xã Quảng Tâm để làm việc nhưng không gặp ai. Tiếp tục liên hệ (qua điện thoại) với Chủ tịch UBND xã, ông Đàm Khắc Chương nói bận đi học nghị quyết và ông hẹn sẽ tiếp chúng tôi vào
17 giờ chiều cùng ngày. Đúng hẹn, chúng tôi có mặt tại trụ sở UBND xã, nhưng một lần nữa ông Chương lại thất hứa! Liên hệ qua điện thoại, ông Chương bảo chúng tôi làm việc với Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi. Sau khi kiểm tra “ tư cách pháp nhân” của chúng tôi, ông Lợi bảo ông không nắm được vấn đề và ông không có quyền trả lời báo chí.
Trần Thụ