Bến Trường Trầu, Bình Định cũng là nơi chứng kiến đổi thay của lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Vào năm Qúy Tỵ (1773), Nguyễn Nhạc dùng khổ nhục kế hạ thành Quy Nhơn, đánh chiếm các phủ lân cận và xóa bỏ chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đến năm 1778, ông xưng đế với niên hiệu Thái Đức, đặt kinh đô tại Thành Hoàng đế (nay thuộc Quy Nhơn, Bình Định).
Sau bến Trường Trầu, xưa là nền nhà cũ của ba anh em Tây Sơn, thuộc làng Kiên Mỹ (nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nơi đây ngày nay đã trở thành Bảo tàng Tây Sơn và điện thờ Tây Sơn, lưu giữ nhiều dấu tích xưa như cây me cổ thụ, giếng đá ong cổ từ thời ba anh em Tây Sơn vẫn còn mãi với thời gian.
Từ bến Trường Trầu theo sông Côn, ngược lên du khách có thể đi tiếp đến các vùng Tây Sơn thượng đạo, xuôi về có thể đến đầm Thị Nại – nơi cửa sông ra biển. Vì vậy bến Trường Trầu xưa còn trở thành nơi hội tụ những anh tài như vợ chồng danh tướng thiếu phó Trần Quang Diệu - Đô đốc Bùi Thị Xuân, Đại tư đồ Võ Văn Dũng… và cả những thanh niên các làng vùng thượng đạo giúp cho phong trào khởi nghĩa Tây Sơn dành thắng lợi.
Hào khí Tây Sơn mãi khắc sâu trong lòng dân tộc: “Cây me cũ, bến trầu xưa/ Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm”.
Di tích bến Trầu.
Tịnh xá là nhà chứa Trầu năm xưa của bến Trường Trầu.
Sông Côn chảy qua bến Trường Trầu.
Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Sơn thượng đạo.
Bảo tàng Quang Trung trên nền nhà cũ năm xưa của ba anh em nhà Tây Sơn.
Cây me và giếng cổ từ thời ba anh em nhà Tây Sơn sử dụng, được bảo tồn đến ngày nay.
Tượng ba anh em nhà Tây Sơn trong bảo tàng.
Tượng vua Thái Đức Nguyễn Nhạc thờ trong điện thờ.
Hình tượng biểu trưng phong trào Tây Sơn trong festival Tây Sơn.