Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld và Robert Gates không chú ý Không quân cho lắm, vậy nên thay vì một phi đội 381 chiếc máy bay Lockheed Martin F-22 Raptors, Mỹ chỉ giữ ở mức vừa đủ 186 chiếc. Đó là chưa kể việc F-22 không được gắn các thiết bị nâng cấp tối tân nhất.
Lockheed Martin F-22 Raptor là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4.
Máy bay cường kích Raptor không có hệ thống tín hiệu gắn trên mũ hoặc hệ thống tên lửa gắn kèm Sidewinder phiên bản AIM-9X. Dù cho Không quân Mỹ đang tìm cách gắn hệ thống tên lửa không-đối-không tầm trung điều khiển bằng radar AIM-120D AMRAAM lên máy bay thì kẻ địch đã phát triển hệ thống máy làm nhiễu bộ nhớ tần số vô tuyến kĩ thuật số (DRFM) tối tân. Vũ khí của Nga, Trung Quốc cũng chẳng mấy chốc mà cho hệ thống radar của Mỹ “ngửi khói”.
Mấy tuần gần đây, Không quân Mỹ đang thể hiện mong muốn phát triển hệ thống tên lửa không-đối-không tầm xa. Lí do đưa ra là bởi hệ thống tên lửa không-đối-không tầm xa hiện đại của Trung Quốc mang tên PL-15. Tên lửa đời mới này không chỉ bề ngoài khá giống hệ thống tên lửa Sao băng MBDA gắn trên máy bay phản lực của châu Âu mà thực sự, đây là một sự phát triển mới từ quốc gia châu Á này. Tên lửa gắn trên máy bay phản lực từ Trung Quốc sẽ có tầm bắn xa hơn so với những quả tên lửa đơn thuần và chắc chắn khả năng phá hủy sẽ tốt hơn. Ngày 15.9 vừa qua, Trung Quốc cũng thông báo đã thử nghiệm lần đầu hệ thống PL-15. Trong khi đó, Nga đã sở hữu từ lâu hệ thống tên lửa không-đối-không tầm xa mang tên K-37M và đang nghiên cứu, phát triển Izdeliye 810.
Hệ thống tên lửa không-đối-không tầm trung AIM-120D AMRAAM
Vấn đề còn nghiêm trọng hơn với lực lượng Hải quân Mỹ khi máy bay của đơn vị này không thể nào cơ động như chiếc F-15C Eagle của Không quân Mỹ- chứ chưa nói gì tới chiếc Raptor siêu thanh. “Các máy bay từ tàu sân bay cần một hệ thống tên lửa không-đối-không tầm xa (LRAAM). Tên lửa AIM-120C/D của Mỹ chắc chắn không thể so sánh hoặc vượt trội hơn tên lửa tìm kiếm đa mục tiêu của Trung Quốc hay Nga. Điều này đặt Mỹ vào một hoàn cảnh bất lợi,” Báo cáo tại Viện nghiên cứu Hudson cho hay.
Thực tế với Hải quân, tên lửa là cực kì quan trọng. “Nhìn chung, tình thế khó khăn này tồn tại khi kẻ địch của nước Mỹ luôn có những lợi thế lớn hơn so với các máy bay trên hệ thống tàu sân bay Mỹ,” báo cáo chỉ rõ. “Một hệ thống tên lửa không-đối-không tầm xa sẽ cân bằng thế trận hiên tại của Mỹ. Tương tự, việc giới thiệu hệ thống Tìm kiếm và hồng ngoại theo dõi (IRST) cho các máy bay F-18 sẽ cải thiện khả năng chiến đấu bằng việc giảm phụ thuộc vào các thiết bị cảm biến.”
Hải quân và Không quân Mỹ sẽ gắn hệ thống Tìm kiếm và hồng ngoại theo dõi lên các máy bay Boeing F/A-18E/F Super Hornet và F-15 Eagle vì máy làm nhiễu bộ nhớ tần số vô tuyến kĩ thuật số (DRFM) có thể gây hại đáng kể cho các radar quét điện tử chủ động (AESA). Cách tốt nhất ngăn chặn hệ thống DRFM là loại bỏ radar X-band. “Không dùng X-band là một lựa chọn”, một quan chức cao cấp thuộc Không quân Mỹ cho biết. “Thế hệ AESA thứ tư của nước Mỹ không có nhiều ưu thế vượt trội.”
Hệ thống Tìm kiếm và hồng ngoại theo dõi (IRST)
Thất bại trong việc cung cấp một hệ thống vũ khí phù hợp cho máy bay là một điểm mù cố hữu của Mỹ. Chẳng hạn như chiếc McDonnell Douglas F-15A Eagle đưa ra chiến trường năm 1976 nhưng vẫn sử dụng hệ thống cũ gắn trên người tiền bối F-4 Phantom II. Mãi cho đến khi hệ thống tên lửa tầm trung AMRAAM được ra mắt năm 1991 thì Không quân Mỹ mới trang bị cho Eagle một vũ khí tận dụng được hết khả năng của máy bay này. Tương tự, siêu máy bay F-22 Raptor là cường kích hiện đại nhất mà Mỹ thiết kế ở thời điểm hiện tại nhưng lại đang bị tụt hậu vì những vũ khí không phù hợp gắn kèm. Đã đến lúc cần phải thay đổi!