Theo trích dẫn trong một bài báo vào đầu năm 2013 của Thời báo Alantic “Việt Nam làm một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ quyền lợi của những người đồng tính”. Đặc biệt từ ngày 01/1/2015 vấn đề “cấm kết hôn đồng giới” đã được bãi bỏ trong Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.
Đây được xem là một trong những thay đổi vô cùng to lớn ở nước ta. Cùng với những nỗ lực để nâng cao hiệu quả của những chương trình bảo vệ lợi ích của những người đồng tính, vẫn còn đó những nguy cơ và thách thức đối với vấn đề này.
Hôn nhân đồng giới được cho phép.
Theo một nghiên cứu gần đây của Chương trình đảm bảo quyền của những người đồng tính do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Việt Nam (ISEE) tiến hành đã cho thấy, một trong những vấn đề khó khăn nhất của cộng đồng LGBT Việt Nam hiện nay đó là vấn đề thái độ đối xử cứng nhắc từ ngay phía gia đình họ.
Một chuyên gia về vấn đề này cho hay: "Chính vì các chuẩn mực truyền thống, như giữ việc giữ gìn sự tôn nghiêm, hay thể diện của gia đình... đã dẫn tới có rất nhiều sự kỳ thị và hiểu lầm. Nhiều người còn cho rằng những người LGBT là "tệ nạn xã hội” và kết quả là người thuộc cộng đồng LGBT vẫn phải cố gắng che giấu giới tính thật của mình ngay với chính cha mẹ của họ".
Trong cuộc khảo sát của ISEE vào năm 2008 với trên 3.000 người đồng tính, đồng tính nữ và người chuyển giới tại Việt Nam, kết quả cho thấy 20% số người được hỏi cho biết, họ phải đối diện với các nguy cơ bạo lực từ phía các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, một số trẻ em thuộc giới LGBT nói rằng, chúng phải chạy trốn để thoát khỏi sự kỳ thị và phải đối mặt với những khó khăn để duy trì cuộc sống.
Trường hợp của Trần Lan Anh là một điển hình. Cô kể lại rằng, khi mới 13 tuổi, cô đã bỏ nhà đi vì bị bố mẹ phản đối "mối quan hệ đồng tính" và bị đánh đập mỗi ngày. Cuối cùng, Lan Anh đã phải trở thành gái mại dâm khi mới ở tuổi vị thành niên.
Những người đồng tính bị phân biệt đối xử không chỉ trong gia đình mà ở cả ngoài xã hội
Vấn đề phân biệt đối xử của những người LGBT không chỉ xuất hiện phổ biến tại gia đình mà còn xảy ra ở nơi làm việc, hay trong các trường học. Các báo cáo khảo sát đã cho thấy nguy cơ tiềm ẩn về các vấn đề bạo lực, hay quấy rối và lạm tình dục bằng lời nói. Và kết quả là những người thuộc LGBT đều không cảm thấy an toàn.
Một trong những khía cạnh của vấn đề được đề cập tới là sự thiếu sót trong việc đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng LGBT, bởi chính vì những hạn chế trong việc xác định giới tính hay những quy định của pháp luật về việc công nhận giới tính thứ ba.
Trong năm 2014, nước ta đã cho thấy những nỗ lực ngày càng cao trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cho cộng đồng LGBT. Qua đó có thể nhận ra quyết tâm cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của cộng động về vấn đề LGBT.