“Ví dụ, theo quy định là 12 tháng nhưng vượt quá thời hạn đó, nhà sáng chế nên có ý kiến để cơ quan chức năng xem lại, chứ đừng phó mặc cho họ” - ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Hà, qua quá trình ông gặp gỡ các nhà sáng chế không chuyên trong nhiều năm nay, có thể thấy tình trạng nhà sáng chế nông dân bị ăn cắp sáng chế khi còn chưa kịp đăng ký bảo hộ là tình trạng khá phổ biến.
Ông Nguyễn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KHCN địa phương (Bộ KHCN)
Về ý kiến cho rằng, quy trình đăng ký bảo hộ còn phức tạp và kéo dài, ông Hà nêu quan điểm: Do đặc thù của việc đăng ký SHTT là tương thích với thế giới, đồng dạng với các hoạt động của thế giới nên để chứng minh đó là sản phẩm của mình cần đủ thời gian theo quy định pháp luật để cơ quan chức năng thẩm tra. Ông Hà cũng khẳng định, trong khi chờ đợi được cấp bằng sáng chế, nếu có tranh chấp xảy ra, các nhà sáng chế vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi pháp lý nhất định. “Chúng ta sẽ căn cứ vào ngày hồ sơ của anh ta trình lên cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận đơn, ai là người nộp trước sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý. Vì thế khi có ý tưởng, nhà sáng chế cần xúc tiến hình thành hồ sơ để nộp lên Cục SHTT. Đến khi được cấp giấy chấp nhận đơn, có thể coi là điểm chốt pháp lý đầu tiên để giải quyết khi xảy ra tranh chấp”.
Cũng theo ông Hà, năm 2016, theo lộ trình của Chính phủ các hồ sơ đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích sẽ phải công khai. Khi đó, không chỉ có người nông dân tìm đến nhà khoa học, nhà quản lý mà cơ quan quản lý cũng phải tìm đến người nông dân để chủ động hỗ trợ. “Khi các nhà sáng chế không chuyên gặp khó khăn, có thể gửi thắc mắc đến các Sở KHCN hoặc gửi trực tiếp đến Cục SHTT hoặc Vụ Phát triển KHCN địa phương” - ông Hà khẳng định.