Phần ruột quách có màu tím đen (trái càng chín màu càng đậm) và có những hạt nhỏ ăn giòn.
Ở ĐBSCL, cây quách được trồng nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, đặc biệt là những khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Loại cây này thường được trồng gần nhà ở của người dân để che bóng mát. Cây có thân to, cao từ 7-8 m, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.
Trái quách khi chín có vỏ nhám mốc trắng, trông xù xì giống như trái cám.
Theo người dân, từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho trái là khoảng 4 năm, cây càng lâu năm thì cho trái càng nhiều. Cũng như trái sầu riêng, trái quách khi chín sẽ tự rụng (thường rụng vào ban đêm, có vỏ cứng nên không bị vỡ) nên người dân không cần phải trèo lên hái.
Hiện nay, trái quách miền Tây đang vào mùa chín rộ và được người dân thu hoạch, bán với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/trái (tùy lớn, nhỏ). Ruột quách có vị chua nhẹ, hột nhỏ li ti, khi ăn vào sẽ thấy rất lạ miệng.
Ngoài làm thức uống giải khát, quách còn thể trị tiêu chảy (đối với trái non), chống táo bón (đối với trái chín), giúp điều hòa tiêu hóa, giúp tăng cường gân cốt, bổ thận khi ngâm rượu...
Ngon Sạch Lạ xin gửi đến bạn đọc vài hình ảnh về trái quách miền Tây dưới đây:
Khi chín, trái sẽ tự rụng, người trồng không cần phải trèo cây để hái. Nếu người dân cố tình lên cây hái, trái sẽ chín ép, không ngon, mùi thơm sẽ không còn nồng.
Người dân không dùng dao để cắt trái ra ăn mà dùng tay đập bể vỏ.
Trái quách chín có vị chua nhẹ và ngọt béo. Khi thưởng thức, người ăn sẽ rất thích thú.
Trái quách miền Tây được trồng nhiều ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đặc điểm của cây là thân to cao, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.
Trái quách chín thường được người dân dầm nước đá, đường để uống giải khát hoặc ngâm với rượu để hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hoá.
Một số người dân còn ăn trái quách sống (ruột màu trắng) với muối ớt hoặc mắm. Khi thử được vài lần, người ăn sẽ bị ghiền và nhớ mãi mùi vị quê hương miền Tây.