Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đây là cây cầu 7 nhịp, có chốt gác cầu (cách mố nam 183m). Do nước lũ thượng nguồn đổ về làm sạt lở, ngành đường sắt phải nối thêm 3 nhịp cầu phía nam (nay chốt gác cầu cách mố nam 3m).
Đường băng két trước đây chỉ dành cho người đi bộ, nay đã được nâng cấp, mở rộng đổ bê tông, kiên cố. Số lượng người qua lại, tăng rất nhanh, đồng thời ngành đường sắt, cải tiến rút ngắn thời gian chạy tàu, từ 48 tiếng, nay còn 24 tiếng, từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Chốt gác cầu che khuất tầm nhìn, đồng thời không có người trực, không có còi báo động mỗi khi có tàu chạy qua. Vì lẽ đó, tại đây mỗi năm xảy ra hàng chục vụ tại nạn đau lòng. Tính từ năm 2011 đến năm 2013 đã có 3 người chết thảm. Ngày 6.4.2011, tàu SE8 chạy từ TP.HCM ra Bắc đâm chết bà Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1963 quê ở xã Nam Trung, đi xe đạp qua chốt cầu, tử vong tại chỗ.
Ngày 18.1.2012, tàu SE8 chạy từ Nam ra Bắc đâm vào xe mô tô của thượng tá Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1959 quê xã Nam Kim. Cũng tại địa điểm này, ngày 27.4.2013, từ Nam ra Bắc, tàu SE8 đâm xe mô tô, ông Phạm Hữu Duệ sinh năm 1956 quê ở xã Hưng lợi - Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An chết tại chỗ, bà Lữ Thị Hiền ngồi sau xe ông Duệ bị thương nặng phải đi cấp cứu trong cơn nguy kịch.
Ông Từ Mạnh Cần - Trưởng Công an xã Nam Cường cho biết “Ngày 19.6.2013, Ban ATGT xã Nam Cường đã có tờ trình số 01/tt-BATGTX gửi BATGT huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đề nghị giải tỏa chốt gác bảo vệ cầu Yên Xuân thuộc địa bàn xã Nam Cường, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả trong khi người đây nơi đây rất mong chờ”.
Bắc Hạnh