Cây hoa Sở trước đây thường mọc hoang trong rừng. Cánh hoa trắng muốt, nhụy vàng như hoa trà nhưng to hơn nhiều, mùi thơm dìu dịu, hoa tươi khoảng chục ngày mới tàn. Hạt sở dùng để ép dầu ăn và còn có tác dụng chữa bệnh. Hạt sở khi chưa ép dầu, bán được từ 15.000-20.000 đồng/kg, nhưng nếu ép thành dầu thì bán được khoảng 150.000 đồng/lít. Vẻ đẹp rừng hoa Sở nơi đây - xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh cũng vì thế trở thành địa danh khá nổi tiếng với bao du khách
Cây hoa Sở không chỉ dễ sống mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Do vậy, trong những năm gần đây người dân ở đây đã gây giống trồng khắp các cánh rừng.
Vẻ đẹp rừng hoa Sở giữa lưng chừng núi ở Quảng NInh (ảnh: Cấn Đình Loan).
Huyện Bình Liêu hiện có khoảng 30 ha rừng Sở. Dự án “Khôi phục và phát triển cây sở giai đoạn 2014-2020” được huyện triển khai từ năm 2014 và đến năm 2020 sẽ trồng mới 1.615,4 ha sở. Bên cạnh hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng sở, dự án còn lo đầu ra sản phẩm cho các hộ qua kết nối, hợp đồng bán sản phẩm với các công ty dầu thực phẩm trong và ngoài nước.
Trước vẻ đẹp rừng hoa Sở, những ngày Hội này, người dân Bình Liêu lại có dịp chiêm ngưỡng “bức tranh” hoàn mỹ của thiên nhiên.
Cánh hoa trắng muốt, nhụy vàng như hoa trà (ảnh: Cấn Đình Loan).
Hoa tươi khoảng chục ngày mới tàn (ảnh: Cấn Đình Loan).
Hoa có mùi thơm dìu dịu hút ong bướm (ảnh: Cấn Đình Loan).
Thiếu nữ dân tộc Tày xinh tươi bên hoa (ảnh: Cấn Đình Loan).
Thiếu nữ dân tộc Sán Chỉ làm dáng trong rừng hoa Sở (ảnh: Cấn Đình Loan).
Nụ cười tươi như hoa Sở (ảnh: Cấn Đình Loan).
Trước khi có ý định tìm bạn đời, người Bình Liêu sẽ vào rừng hoa Sở cầu duyên (ảnh: Cấn Đình Loan).
Ở giữa rừng hoa Sở ngày này du khách sẽ được ngắm những thiếu nữ các dân tộc thiểu số vận những trang phục đẹp nhất trong ngày Hội (ảnh: Cấn Đình Loan).
Rừng hoa Sở kín đặc người trong ngày đầu Lễ hội (ảnh: Cấn Đình Loan)