Bà là Phương Văn Anh ở An Khánh tỉnh An Huy – Trung Quốc. 3 năm trước, chồng bà mất sau một tai nạn ô tô để lại 2 cô con gái đang tuổi ăn học. Để có tiền nuôi con, bà Phương đã nhận làm 3 phần việc trong công tác vệ sinh đường phố. Mỗi ngày bà phải thức dậy từ 3h30 và trở về nhà sau 10h30 buổi tối, tổng cộng là 16 giờ tất bật như chong chóng.
Bà Phương cho biết con gái lớn của bà là Đình Đình, năm nay 21 tuổi, đang là sinh viên năm thứ nhất của Đại học Ngoại ngữ An Huy. Con gái thứ hai là Đan Đan, 20 tuôi, đang học trung học. Để chia sẻ áp lực với mẹ, Đan Đan đã quyết định bỏ học trung học để ra ngoài làm việc ở một tiệm bánh.
Bà mẹ cụt tay quét rác 16 giờ một ngày
Thu nhập mỗi tháng của bà Phương được 2.800 tệ và thu nhập của Đan Đan được 1.000 tệ. Trong khi đó, học phí mỗi năm của Đình Đình là 10.000 tệ chưa kể chi phí sinh hoạt. Điều đó đặt ra một áp lực rất lớn cho gia đình.
Lý do bà Phương mất cánh tay trái cũng là một câu chuyện đau buồn. Năm 2003, chồng bà do chứng tâm thần phân liệt đã cầm một con dao tấn công những đứa con gái. Bà Phương đã lao vào ngăn cản ông để cứu con gái và bị mất cánh tay.
Bà Phương kể: “Trong lúc đau đớn nhất, tôi đã tính đến việc ly dị. Nhưng sau khi đã khỏi bệnh, ông ấy năn nỉ tôi đừng bỏ ông ấy”.
Bà Phương và con gái
Năm 2013, trong khi đang đi bộ về nhà, chồng bà bị một chiếc xe đâm vào và tử vong. Chiếc xe sau đó đã bỏ trốn khỏi hiện trường và cảnh sát cũng chẳng tìm ra thủ phạm. Từ đó, bà Phương phải vất vả nuôi con một mình.
Khi được hỏi về sự hy sinh cho các con, bà Phương nói rằng bà chỉ có cách cố gắng lao động thì mới có tiền cho con cái được học hành.
Bà Phương đã lao vào ngăn cản ông để cứu con gái và bị mất cánh tay.
Sau khi câu chuyện được đưa lên mặt báo, dư luận mạng đã trở nên xôn xao với hàng ngàn người bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ đối với tình yêu của bà Phương dành cho con.
Một người viết: “Nhìn thấy cảnh này, tôi còn có lý do gì để phàn nàn về cuộc sống của mình?”. Một người khác viết: “Tôi hy vọng con gái của bà sẽ học hành chăm chỉ và không làm bà thất vọng”.
Bà Phương nói rằng bà chỉ có cách cố gắng lao động thì mới có tiền cho con cái được học hành.