Điều đó chỉ khẳng định một trào lưu sử dụng những tòa án đa phương như thế để giải quyết những tranh chấp thương mại giữa các đối tác với Trung Quốc.
Trung Quốc bị Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Mexico kiện lên WTO từ năm 2009. Khi đó còn chưa có chuyện Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Cho nên, phán quyết này của WTO cũng còn tạo tiền lệ mới là tổ chức này can dự trực tiếp vào chính sách xuất khẩu của các quốc gia thành viên sau khi đã can thiệp vào chính sách nhập khẩu. Phán quyết ấy sẽ khích lệ các quốc gia nhập khẩu nhiều đất hiếm của Trung Quốc sử dụng WTO làm công cụ nhằm gây áp lực đòi Trung Quốc hủy bỏ hạn chế xuất khẩu kim loại quý này.
Tuy bị tổn hại về thể diện, nhưng Trung Quốc lại không phải lo ngại gì nhiều về tác động thực tế của phán quyết nói trên. Trung Quốc có thể kháng án và WTO phải xem xét, xét xử lại, nên cho tới khi có phán quyết mới và phán xử ấy có hiệu lực thì còn phải mất thêm nhiều thời gian nữa. Mặt khác, muốn hạn chế xuất khẩu thì chỉ ban hành chủ trương hạn chế xuất khẩu không thôi đâu đã có thể đủ để đảm bảo kiểm soát được xuất khẩu.
Vấn đề quyết định vẫn là thực hiện cụ thể. Cho nên sẽ ít khả năng vì phán quyết này của WTO mà giá những kim loại liên quan tới đây sẽ giảm và Trung Quốc sẽ buộc phải nhượng bộ hơn nữa trong chuyện hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Huệ Như