Trong bức công khai gửi đến Ông già Noel, diễn viên này nói rằng khi còn nhỏ, anh nhiều lần hỏi xin Ông già Noel đồ chơi “thanh gươm ánh sáng” trong tác phẩm "Chiến tranh giữa các vì sao", nhưng không bao giờ nhận được. Đó là nỗi thất vọng lớn nhất của anh.
Câu chuyện trẻ con này được kể lại kèm theo thông điệp nghiêm túc mà diễn viên này nhấn mạnh là Ông già Noel bị biến đổi quá mức để “đại diện cho chủ nghĩa vật chất điên rồ”, và hình ảnh ông bị “thay đổi nhiều màu cho giống màu của doanh nghiệp”.
Ông già Noel bị cho là trở thành công cụ của chủ nghĩa vật chất hiện nay.
Cumberbatch cho rằng Ông già Noel nên để trẻ em sống đúng tuổi của chúng hơn và dang tay giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh éo le, để “giúp chúng thoát khỏi thế giới thực tế điên rồ, để giúp chúng cười chứ không phải khóc với những giọt nước mắt. Đặc biệt với những đứa trẻ phải chăm sóc gia đình, hoặc ốm đau bệnh tật, chịu cảnh đói nghèo; những em bé phải trốn trong nhà để tránh mưa bom bão đạn, hoặc bị chao lắc trong nỗi sợ hãi và rét mướt trên những con thuyền nguy hiểm để tránh thảm họa môi trường hoặc chiến tranh. Xin hãy giúp thắp sáng thế giới của chúng bằng những khoảnh khắc của niềm vui và hy vọng” (nam diễn viên viết).
Cumberbatch không phải người duy nhất chỉ trích việc thương mại hóa Ông già Noel. Trong cuốn sách "Nicholas: Hành trình anh hùng từ Thánh đến Ông già Noel", tác giả Jeremy Seal cũng mô tả sự thương mại hóa nhân vật Ông già Noel bắt đầu từ thế kỷ 19.
“Trong những năm 1820, ông ấy bắt đầu được đặt vào những vào cái bẫy dễ nhận diện: Tuần lộc, xe trượt tuyết, chuông. Đó chỉ là những vật trong thế giới thực tế. Vào thời điểm đó, xe trượt tuyết là phương tiện được sử dụng ở Manhattan”, Seal nói trong một bài phỏng vấn gần đây trên trang Zenit.
Trong cuốn sách "Mothering", tác giả Carol Jean-Swanson đưa ra quan điểm tương tự, rằng Thánh Nicholas thực sự chỉ tặng quà cho những người nghèo và Ông già Noel ngày nay dường như bị thương mại hóa quá nhiều.
Tác giả này cho rằng, Ông già Noel ngày nay đã trở nên nặng gánh bởi những thách thức lớn nhất của xã hội: Chủ nghĩa vật chất, sự ích kỷ của doanh nghiệp và sự thống trị của truyền thông. Ngày nay, Ông già Noel mang nhiều thứ trong hành lý hơn là chỉ có đồ chơi.
Nhiều ý kiến cho rằng Ông già Noel nên tập trung vào sứ mệnh giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, éo le. Ảnh: Getty Images
Tại CH Czech, một nhóm chuyên gia về quảng cáo lập ra trang web phản đối Ông già Noel. “Người Kitô ở Czech thân thiết và huyền diệu. Tất cả những đồ vật liên quan đến Ông già Noel đối với tôi chỉ như những thứ kinh doanh phô trương rẻ tiền”, anh David König (thành viên Câu lạc bộ Bản quyền sáng tạo) nói.
Tại Anh, Cha Giáng sinh thường được miêu tả với áo choàng màu xanh. Nhưng Cha Giáng sinh ngày càng bị coi là đồng nhất với hình ảnh Ông già Noel với trang phục màu đỏ. Một trường học ở thị trấn bãi biển Brighton đã cấm sử dụng hình ảnh Ông già Noel mặc quần áo đỏ, vì cho rằng trang phục này gây liên tưởng đến chiến dịch quảng cáo của hãng Coca-Cola.
“Ông già Noel mặc quần áo đỏ được tạo ra như một công cụ tiếp thị của Coca-Cola, đó là biểu tượng của chủ nghĩa thương mại”, báo Anh Daily Mail dẫn lời phát ngôn viên của trường - ông Sarah James nói vào tháng 7.2007.
Tuy nhiên, trang phục đỏ của Ông già Noel đã được các họa sĩ như Thomas Nast phác họa từ thế kỷ 19.
____________
Đón đọc bài tiếp theo vào chiều 22.12: Có nên nói dối trẻ về Ông già Noel?