Phương thức cho vay đã chuyển nhanh từ cho vay theo chi tổ hội sang cho vay theo dự án (không cho vay riêng lẻ từng hộ), giúp cho quy mô đầu tư vốn được nâng lên tối thiểu là 300 triệu đồng/dự án, mỗi hộ tham gia dự án được vay đến 50 triệu đồng.
Với phương thức cho vay theo dự án, trung bình mỗi năm Hội phát triển được gần 400.000 hội viên trong toàn quốc, hàng chục nghìn mô hình liên kết (tổ, nhóm) sản xuất được hình thành, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất quảng canh, nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức sản xuất thâm canh, liên kết xây dựng mô hình kinh tế hợp tác quy mô lớn, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung, góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Dưới đây là một vài hình ảnh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương đi kiểm tra, khảo sát tình sử dụng vốn tại một số xã ở huyện Đông Anh mà phóng viên Dân Việt đi cùng và ghi lại.
Cán bộ, lãnh đạo Quỹ HTND thăm mô hình trồng quất của nông dân Nguyễn Đường Thông (thôn Tàm Xá, xã Tàm Xã).
Nông dân Nguyễn Viết Ánh (45 tuổi, thôn Đoài xã Tàm Xá) được quỹ hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng để kinh doanh trồng quất.
Vườn lan được xây dựng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của ông Nguyễn Hữu Được.
Hợp đồng vay vốn trên tay một hội viên nông dân xã Việt Hùng (Đông Anh).
Phát huy thế mạnh của địa phương, mỗi hộ dân xã Việt Hùng (Đông Anh , Hà Nội) tham gia dự án được hỗ trợ vay 20 triệu đồng, số tiền này sẽ mua được “cái cần câu” là khoảng 150 con gà đẻ trứng.
Niềm vui của người dân xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội khi được tạo “điểm tựa” để phát triển kinh tế gia đình.
Được hỗ trợ vay 30 triệu đồng, cùng với nguồn lực khác, gia đình ông Nguyễn Hữu Uyên sản xuất ra được nhiều mặt hàng gỗ mỹ nghệ, thu lãi hơn 100 triệu đồng/ năm.