Nuôi chim đại bàng đốm tưởng chừng như chỉ phổ biến ở thành phố, nhưng ở huyện vùng cao khó khăn như Trạm Tấu (Yên Bái), anh Đường Khắc Quang cũng sở hữu một chú chim đại bàng đốm.
Là người duy nhất ở huyện sở hữu một chú chim săn mồi, anh Quang cho biết mặc dù đại bàng đốm là giống khá hiếm ở Việt Nam nhưng vì say mê loài chim này nên anh đã tự tìm hiểu trên mạng và cũng mua vài con về chơi thử, học hỏi cách huấn luyện. Trước khi nuôi đại bàng đốm, anh Phong cũng đã huấn luyện được một số loại chim săn mồi như cắt, diều hâu…
Do trên địa bàn huyện có mỗi mình anh chơi đại bàng nên mỗi khi muốn tìm hiểu thông tin hay mua bán dụng cụ, anh Quang lại phải đi xuống thành phố Yên Bái. Ví dụ như để chuẩn bị thức ăn cho chú đại bàng đốm, anh cũng phải mua chuột từ dưới thành phố lên, để đông tủ lạnh cho ăn dần.
Chú đại bàng đốm mới 3 tháng tuổi nhưng đã có cân nặng gần 3kg
Bình thường không tập luyện, đại bàng được bịt mắt để khỏi nhảy lung tung
Sải cánh của chú đại bàng này đã được hơn 1m
Trong việc nuôi chim săn mồi đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về giống loài đặc biệt này. Đôi bàn tay anh Quang trầy xước vì huấn luyện chim
Thức ăn cho chim đại bàng là chuột đồng được làm sạch, thịt gà con và thêm một ít thuốc tiêu hoá
Anh Quang tập cho chim bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi
“Thú nuôi chim săn mồi cũng tốn nhiều công phu lắm, phải đầu tư mua bộ dụng cụ như găng tay 3 lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, còi, bịt mắt… Giá mỗi món cũng “ngốn” khá nhiều tiền. Nhưng khi đã huấn luyện được rồi, chúng như những người bạn của mình” – anh Quang chia sẻ.
Cần thiết nhất phải có một chiếc bao tay bằng da để bảo vệ tay không bị thương khi cho chim đậu và bộ dây buộc chân để giữ chúng trong tầm kiểm soát trước khi thả chúng bay tự do.
Mỗi ngày sau giờ làm, anh Quang phải đỡ chim đại bàng 3, 4 tiếng để nó làm quen với người, tập tính dạn dĩ, không bị hoảng loạn.