Phần thiếu khuyết còn lại là một con số quá lớn và bao giờ mới được xây dựng cũng là một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở những vùng kém may mắn ấy không biết đến khi nào mới có một cây cầu tử tế để đi lại.
Lễ khánh thành cầu Number 1 – kênh 14.
Ngược về một vùng quê bất kỳ nào đó ở ĐBSCL như vùng Bảy Núi (huyện Châu Phú, An Giang), thực trạng này khá rõ ràng. Ở Ô Long Vỹ, hàng ngày 12.000 người dân của xã được kết nối với khu vực lân cận thông qua cầu Long Thành đã nghiêng 15% và hư hại nghiêm trọng. Tuy đã được gia cố bằng trụ điện nhưng vẫn không đủ chắc chắn, mặt cầu lởm chởm rất nguy hiểm cho người đi đường.
Ở xã Khánh Hòa, 6.000 người dân vẫn phải đi lại trên chiếc cầu Ba Ngạn được và xây dựng và sử dụng đã hơn hai mươi năm, cho đến nay các nhịp giữa và hệ thống các trụ chống bị gãy và nghiêng hơn một phần ba.
Ông Thạch Song, sống ở Ô Long Vỹ thì xót trẻ con: “Tội nghiệp đám con nít lắm, nhà cách trường không xa mấy, nhưng vẫn phải đạp xe đi đường vòng xa hơn mười mấy cây số chỉ vì con đường đó mới có cầu chắc chắn để đi.”
Cầu dây văng Number 1 – kênh 14 giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.
Do không có cầu, chuyện đi học của các em nhỏ, chuyện đi làm của thanh niên gặp rất nhiều cản trở, chuyện mua bán của người nông dân cũng bị o ép hơn. Bà Điệp Giang, một nông dân trồng ổi ở xã Khánh Hòa đã mô tả về cảnh mưu sinh của mình như vầy: “Một tuần hái được một tạ ổi, vì không có phương tiện đi lại, mà cầu lại rất khó đi nên đành chịu để thương lái tới mua tận vườn với giá ba ngàn đồng một ký! Một tháng hái được bốn lần vị chi thu về một triệu hai. Nhưng còn phải trừ tiền mút xốp, bao nilon, dây thun để bao trái chống dòi bọ... Rồi chưa kể thuốc thang phân bón thì còn lại khoảng trên dưới tám trăm ngàn thôi! Nhưng sau này thì sẽ khác, vì xã được Tập đoàn Number 1 về tài trợ xây cầu, bà con ở đây vui mừng lắm”
Người dân háo hức đi trên cây cầu mới.
Mong mỏi một cây cầu chắc chắn, nhưng cuộc mưu sinh vẫn cứ gì lấy cơm áo của mỗi người đến vậy, bà con vẫn chưa có cách nào giải quyết ngoài việc… chờ đợi. Như đã nói ở trên, các cơ quan chức năng cũng không thể kham hết nổi số lượng cầu dân sinh trên khắp các vùng miền cả nước nên đành bỏ lửng!
Xót xa trước những khó khăn ấy, những người làm chương trình Nhịp cầu Ước mơ quyết định chọn vùng Bảy Núi làm địa phương thứ hai để trao tăng cây cầu dây văng trị giá 700 triệu đồng (cây cầu đầu tiên được xây ở thị xã Cai Lậy - Tiền Giang mang tên Dr.Thanh). Việc chọn ra xã may mắn được quyết định thông qua cuộc tranh tài khéo léo, đấu trí, đấu sức vui nhộn của giữa hai xã Ô Long Vỹ và xã Khánh Hòa trong chương trình Nhịp cầu ước mơ. Cây cầu thứ hai mang tên Number 1- Kênh số 14, có chiều dài dự kiến từ 29 đến 38 mét, rộng 2,5 mét cuối cùng thuộc về đội thắng cuộc là xã Ô Long Vỹ. Còn xã Khánh Hòa cũng nhận được phần thưởng 50 triệu đồng tặng vào Quỹ Hỗ trợ người nghèo.
Chính quyền địa phương và đại diện Number 1 tại buổi lễ khánh thành cầu.
Trên vùng quê nghèo chằng chịt sông nước, có thêm một chiếc cầu chắc chắn để đi lại hẳn là một niềm vui to lớn. Rất tâm đắc về ý nghĩa thiết thực của chương trình Nhịp cầu mơ ước, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi có các đơn vị hảo tâm như Tập đoàn Number 1 tài trợ xây cầu dân sinh; giúp bà con ở những vùng nghèo khó được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, được đi lại an toàn và có cuộc sống dễ dàng hơn”.
Để cùng hòa với những niềm vui này của người dân tại huyện nghèo Châu Phú, An Giang cũng nhưng những địa phương khác, khán giả có thể theo dõi chương trình “Nhịp cầu ước mơ” trên kênh truyền hình Let’s Việt - VTC9 vào 19g30 tối chủ nhật cuối cùng hàng tháng.