Khoảng năm 1950, các thợ may khéo léo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân mà không cần chít eo, cổ áo may cao lên, trong khi gấu hạ thấp xuống.
Trong tà áo dài, người phụ nữ Việt kín đáo, đoan trang mà vẫn toát lên vẻ đẹp dịu dàng, đầy hấp dẫn.
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, người Hà Nội thường nhắc đến tứ đại mỹ nhân Hà thành, gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đây là những thiếu nữ nhan sắc, làm mê đắm trái tim của nhiều văn nhân, tài tử đa tình.
Mặc áo dài cổ cao, thiếu nữ xưa thường để tóc dài, làm duyên bằng những chiếc kẹp giản dị.
Đường may ôm khít càng tôn lên vẻ đẹp thanh xuân đầy sức sống. Áo dài xưa thường đơn giản một màu, ít họa tiết trang trí.
Chiếc áo dài thắt eo, tà áo rộng giúp người mặc có dáng thắt đáy lưng ong và trở nên quý phái. Áo dài của phụ nữ Sài Gòn những năm 1970 cũng được coi là "chuẩn mực" về vẻ đẹp của áo dài Việt Nam thời đó.
Ảnh chụp nữ sinh Đồng Khánh (Huế) trong tà áo dài màu tím. Đó cũng là màu áo dài đặc trưng của người con gái xứ Huế mộng mơ.
Áo dài dần trở thành đồng phục của nữ sinh khắp ba miền. Một số ngôi trường nổi tiếng với tà áo dài như áo dài trắng trường Đồng Khánh (Hà Nội), áo dài tím trường Gia Long (Sài Gòn)...
Yêu mến tà áo dài Việt Nam, hai nhạc sĩ Từ Huy - Thanh Tùng đã cùng nhau sáng tác bài hát "Một thoáng quê hương" với những câu hát đầy lãng mạn: "Đẹp xiết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu/ Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa/ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...".
Vài chục năm trước, hình ảnh thiếu nữ trên những chiếc xe đạp hay xe máy không làm giảm bớt đi nét duyên của áo dài.
Những người bán hàng rong trên phố Đà Nẵng năm 1962.
(Ảnh tư liệu)