Chỉ còn 2 ngày nữa, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng sẽ chính thức mở cửa đón khách. Những công đoạn cuối cùng đã hoàn tất.
Với chủ đề “Về làng”, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Bính Thân sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 7/2/2016 (nhằm 23 đến 29 Tết), tại khu vực hồ Bán Nguyệt) và khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM). Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào 19h ngày 2.2 và sẽ phục vụ khách tham quan đến hết mùng 6 Tết.
Cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, những cây cầu khỉ, mái nhà tranh, lũy tre, cổng làng… đậm chất làng quê Việt Nam thanh bình đang dần hiện lên tại Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM.
Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng với chủ đề “Về làng” nhằm gợi nhớ khung cảnh sum họp gia đình ấm áp, gợi nhớ tình yêu quê hương, làng quê mà trong quá trình phát triển của xã hội, việc đô thị hóa cũng đã làm mất đi một phần.
Làng quê 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam được tái hiện qua 4 khu vực chính gồm: đường xuân, bến xuân, vườn xuân và góp xuân.
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng với chủ đề “Về làng” nhằm gợi nhớ khung cảnh sum họp gia đình ấm áp, gợi nhớ tình yêu quê hương, làng quê
Cổng làng là hình ảnh đại diện tiêu biểu của nhiều làng quê Việt Nam. Cùng với cổng làng là con đường làng quanh co như sợi chỉ bền chặt kết nối các gia đình trong làng lại với nhau. Từ con đường làng ấy, bao lớp người đã ra đi và ngày đêm mong mỏi trở về được tái hiện trong khu vực Đường xuân.
Cũng hướng đến chủ đề Về làng, khu vực Vườn xuân như một khu vườn dân dã với những cây trái mộc mạc nơi làng quê như cà, ớt, bầu, bí, mướp, bưởi, mận, ổi, đu đủ, lựu,… Thấp thoáng sau vườn là những cánh mạ non, những đồng lúa chín vàng trĩu hạt, vườn cải hoa vàng rực rỡ, những ụ rơm vàng nơi trẻ con mê mải chơi trốn tìm,… gợi nhớ một miền quê gắn bó trong mỗi tâm hồn người Việt.
Khu vực Bến xuân, dưới mặt hồ Bán Nguyệt là cảnh thuyền hoa san sát, ven hồ có bến thả hoa đăng cầu bình an cho khách tham quan.
Khu vực Góp xuân ngoài những loại hoa đẹp do các nghệ nhân trên mọi miền đất nước mang tới dự thi còn có các loài “kỳ hoa dị thảo”, gồm cả bộ sưu tập các loài cây “khủng” hàng trăm năm tuổi.
Cổng làng là hình ảnh đại diện tiêu biểu của nhiều làng quê Việt Nam. Cùng với cổng làng là con đường làng quanh co như sợi chỉ bền chặt kết nối các gia đình trong làng lại với nhau. Từ con đường làng ấy, bao lớp người đã ra đi và ngày đêm mong mỏi trở về được tái hiện trong khu vực Đường xuân.
Chiếc giếng đầu làng được tái hiện trong Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng
Khu vực Vườn xuân như một khu vườn dân dã với những cây trái mộc mạc nơi làng quê như cà, ớt, bầu, bí, mướp, bưởi, mận, ổi, đu đủ, lựu,…
Thấp thoáng sau vườn là những cánh mạ non, những đồng lúa chín vàng trĩu hạt, vườn cải hoa vàng rực rỡ, những ụ rơm vàng nơi trẻ con mê mải chơi trốn tìm,… gợi nhớ một miền quê gắn bó trong mỗi tâm hồn người Việt.
Những ghe thuyền chở đầy ắp hoa.
Cầu tre, cầu khỉ và chiếc vó bắt cá.
Bờ xe nước - hình ảnh trong dĩ vãng của nhiều người.
Buổi chiều khi mặt trời sắp lặn trên cánh đồng bắp.