"FSB tin rằng, nhóm Sói Xám có liên kết với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và hoạt động tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Ai Cập có thể có liên quan đến vụ đánh bom máy bay của hãng hàng không Nga Kogalymavia", nhật báo Kommersant ngày 1.2 đưa tin.
Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia bị rơi xuống sa mạc Sinai của Ai Cập vào ngày 31.10.2015 khi đang trong hành trình từ thành phố Sharm el-Sheikh đến thành phố St. Petersburg khiến toàn bộ 224 người (bao gồm hành khách và phi hành đoàn) trên khoang thiệt mạng. Đây được xem là thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga. Tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc.
Hiện trường vụ máy bay Nga rơi tại sa mạc Ai Cập.
Hiện Điện Kremlin chưa lên tiếng bình luận về thông tin tổ chức cực đoan Sói Xám có liên quan hoặc trực tiếp tham gia và vụ đánh bom máy bay Nga mà báo Kommersant đăng tải.
“Sói Xám” là một tổ chức cực đoan, giết người hàng loạt được thành lập kể từ những năm 1960 ở Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Alparslan Turkes - người ngưỡng mộ các tư tưởng của trùm phát xít Aldoft Hitler và Đức Quốc Xã. Dấu hiệu của tổ chức cực đoan này là những hình xăm trên tay, biểu thị một cái đầu sói.
Báo Nga dẫn nguồn tin của Tổng cục An ninh Liên bang cho rằng, tổ chức cực đoan Sói Xám của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan, thậm chí trực tiếp tham gia vụ đánh bom máy bay Nga.
Ngay sau khi ra đời, tổ chức này đã giết hại một loạt các nhà hoạt động cánh tả, tự do, sinh viên đại học cũng như các nhà báo đồng thời tổ chức các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu.
Vào những năm 1970, thời kỳ cao điểm của cuộc chiến giữa các lực lượng xung đột ở Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức Sói xám bị cho là đã giết hại hơn 2.000 người.
Cái tên Sói Xám bắt đầu nổi danh khắp thế giới vào ngày 13.5.1981 với vụ khủng bố khét tiếng mưu sát Đức Giáo hoàng John Paul II. Mehmet Ali Agca, một thành viên của Sói Xám đã bắn và suýt lấy mạng Đức Giáo hoàng John Paul II tại quảng trường St Peter's.
Đức Giáo hoàng John Paul II bị thương nặng sau khi bị một thành viên của tổ chức cực đoan Sói Xám ám sát.
Sau đó, kể từ cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức Sói Xám bị đàn áp, nhiều thành viên bị bắt, các thành viên còn lại chạy sang châu Âu.
Sói Xám bắt đầu hoạt động mạnh trở lại vào đầu những năm 1990, và tham gia các cuộc xung đột ở Azerbaijan và Chechnya. Tổ chức này Kỳ vọng khôi phục lại hào quang lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ với lại đường biên giới xuyên châu lục như dưới thời Đế chế Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ thống trị trong khu vực.
Mehmet Ali Agca, kẻ bắn Đức Giáo hoàng John Paul II ở Rome năm 1981 trong ngày ra vừa được phóng thích khỏi một nhà tù ở Ankara.
Chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan liệt Sói Xám vào danh sách “lực lượng đối lập”. Tuy nhiên, do tổ chức cực đoan này có cùng “ý chí và nguyện vọng” với chính quyền Tổng thống Erdogan nên Sói Xám được cho là nhận được sự hậu thuẫn bí mật của Ankara.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sẵn sàng sử dụng các thành viên của Sói Xám trong cuộc chiến chống lại người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các hoạt động bí mật ở nước ngoài mà Ankara không tiện chính thức ra mặt.
Hiện nay, Sói Xám còn đang tích cực phối hợp với khủng bố ngầm ở khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc. Tổ chức này cũng từng bị tình nghi tổ chức đánh bom ở Bangkok hồi tháng 8.2015 khiến 19 người thiệt mạng và 123 người bị thương.