Kênh Channel 4 đặc biệt lưu ý tới bệnh viện Ipswich. Chỉ riêng bệnh viện này bị cáo buộc đã đốt 1.101 xác thai nhi trong 2 năm. Còn bệnh viện Addenbrookes ở Cambridge cũng bị cáo buộc đã đốt 797 xác thai nhin dưới 13 tuần tuổi để biến thành năng lượng trong vòng 2 năm.
Phản ứng trước thông tin trên, người phát ngôn của bệnh viện Ipswich cho rằng, các lò đốt đó được điều hành bởi một công ty tư nhân là SRCL, chuyên đốt xác thai nhi được mang tới từ một bệnh viện khác. Người phát ngôn khẳng định, bệnh viện Ipswich sử dụng dịch vụ hỏa táng cho cha mẹ và tang quyến thai nhi chứ không phải đốt hài cốt thai nhi lấy năng lượng.
Theo người phát ngôn này, bệnh viện Ipswich cũng đã gửi công văn đến chương trình của kênh Channel 4 và khẳng định cũng như nhấn mạnh với Channel 4 rằng, bệnh viện không đốt bất kỳ xác thai nhi nào trong hệ thống nhà máy lấy năng lượng từ chất thải được thuê trên đất của bệnh viện.
Trong khi đó, bệnh viện Addenbrooke thuộc Đại học Cambridge khẳng định việc xử lý các mô bào thai của bệnh viện tuân thủ theo những khuyến cáo của các cơ quan y tế có liên quan. Theo đó, bệnh viện phân loại các bào thai theo độ tuổi giữa các thai nhi dưới 13 tuần tuổi và thai nhi trên 13 tuần tuổi.
Với loại thai nhi
thứ hai thì cha mẹ của thai nhi sẽ được đề nghị một nghi lễ mai táng thai nhi giống
như một đứa trẻ bị chết non. Còn bào thai dưới 13 tuần tuổi thì sẽ được thiêu
theo thường kỳ là 4 tuần một lần.
Bệnh viện cho biết, cách làm này đã được đưa
ra trong nhiều năm và được coi là một cách thích hợp để xử lý các bào thai dưới
13 tuần tuổi. Phía bệnh viện cũng khẳng định, hài cốt của thai nhi chưa bao giờ
được đốt như chất thải để lấy năng lượng.
Hiện, giới chức trách có liên quan ở Anh đang tiến hành điều tra xác minh vụ việc. Phía dư luận thì không ít ý kiến chỉ trích các bệnh viện bị cáo buộc như trên và coi đó là một hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng.