Nghệ nhân Hai Phượng đến với nghề trồng sứ như là duyên phận. Năm 1982, trong một lần về thăm người bà con tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), ông Hai Phượng đã yêu và cưới cô gái sống trong một gia đình có 4 đời trồng hoa tại Sa Đéc. Vốn đam mê hoa kiểng, ông Hai Phượng đã gắn bó với quê vợ để theo đuổi nghề. Năm 2002, ông Hai Phượng quyết định mang nghề trồng hoa sứ từ làng hoa Sa Đéc về Bình Chánh – vùng đất trũng, nhiễm phèn chua ở TP.HCM và mở trang trại hoa sứ Ba Đô.
Từ sáng sớm, nghệ nhân Hai Phượng đã bì bõm trong vườn sứ hết tưới nước, bón phân, cắt tỉa đến ghép cành.
Theo ông Hai Phượng, để có một sản phẩm “độc”, lạ cho dịp Tết phải có giống lạ. Vì thế, ông liên tục nhập giống lạ về nước rồi nhân giống.
Ngoài giống lạ, đòi hỏi người trồng hoa không chỉ am hiểu về kỹ thuật trồng mà còn phải có đôi tay khéo léo và đam mê sáng tạo nghệ thuật để tạo ra những hình dạng khác nhau của sản phẩm.
Tại trang trại sứ Ba Đô luôn có nhiều người chơi hoa đến đặt “hàng”.
Ông Hai Phượng đang chăm sóc chậu hoa sứ quý Medium.
Để chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán năm vừa qua những sản phẩm “độc”, lạ nghệ nhân Hai Phượng đã đưa về từ Thái Lan một số giống hoa sứ lạ, lần đầu tiên có ở Việt Nam như: Kim Lân, Hồng Phấn… Theo ông Hai Phượng, để có một sản phẩm “độc”, lạ cho dịp tết, ngoài việc phải có giống lạ, thì phải làm cho hàng “độc”. Muốn thế, đòi hỏi người trồng hoa không chỉ am hiểu về kỹ thuật mà còn phải có đôi tay khéo léo và sự sáng tạo nghệ thuật để tạo ra những hình dạng khác nhau của hoa.
Một người chơi hoa ở TP.HCM vừa chọn được một sản phẩm hoa sứ ưng ý tại trang trại hoa sứ Ba Đô để chơi những ngày xuân Bính Thân.
Mỗi năm ông Hai Phượng cung cấp hơn 1.000 chậu hoa sứ đẹp và lạ cho thị trường để đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người yêu hoa trong và ngoài nước.