Những biện pháp có thể áp đặt bao gồm cấm cấp thị thực Mỹ cho các quan chức Nga, giảm giao dịch với các ngân hàng nhà nước Nga và đóng băng tài sản doanh nhân Nga tại Mỹ.
Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Chris Murphy ngày 3.3 cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ chỉ có hiệu lực trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) cũng làm như vậy.
Ông này cũng tuyên bố đã bắt đầu tham vấn với các đối tác châu Âu.
Đại diện thường trực của Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power phát biểu
tại phiên họp của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine tại New York ngày
3.3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng
ITAR-TASS nhận định dựa trên tình hình hiện nay, ý tưởng áp dụng biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ được cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ ủng hộ.
Trước đó, Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa John McCain đã đề cập tới các biện pháp như vậy.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố họ đang xem xét khả năng áp dụng trừng phạt chống Chính phủ Nga và các doanh nghiệp có liên quan tới chính phủ, nhưng chưa thấy có quyết định cụ thể.