Máy quét 3D tại khu vực nhịp cầu Ghềnh bị sập. Đây là thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay, có khả năng dò quét các chướng ngại vật dưới nước với bán kính lên đến cả 1.000m.
18h ngày 21.3, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, quét vị trí dầm cầu Ghềnh (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị sà lan đâm sập, chìm dưới lòng sông Đồng Nai, cơ quan chức năng đã xác định được vị trí, hình ảnh và đầy đủ các thông số để phục vụ cho việc trục vớt.
Ông Trưng Hùng Phương – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế cảng – kỹ thuật biển, người chỉ huy trực tiếp việc tìm quét cho biết, trong buổi sáng, sau khi đưa máy quét 3D tới hiện trường, công cuộc tìm kiếm chướng ngại vật được triển khai. Đây là thiết bi hiện đại bậc nhất hiện nay, có khả năng dò quét các chướng ngại vật dưới nước với bán kính lên đến cả 1.000m. Khi hoạt động, thiết bị này sẽ truyền hình ảnh về máy tính, cung cấp chính xác các chướng ngại vật dưới nước.
Ông Phương cho biết, ban đầu, khi sử dụng thuyền lớn đã không tiếp cận được hiện trường vì lo sợ xảy ra va chạm. “Khi mực nước trên sông dâng cao, lực lượng tìm kiếm sử dụng thuyền nhỏ để đưa máy quét tiếp cận hiện trường. Sau nhiều giờ tìm quét, lực lượng chúng tôi đã xác định đầy đủ vị trí nơi dầm cầu Ghềnh bị chìm dưới sông với những hình ảnh và thông số cụ thể”, ông Phương nói.
Ông Phương cho biết: “Ngay trong tối nay, chúng tôi sẽ vẽ bình đồ và lên phương án trục vớt dầm cầu này. Trong sáng mai, kế hoạch sẽ trình cho các đơn vị liên quan duyệt và thông qua. Chúng tôi sẽ khẩn trương triển khai việc trục vớt các chướng ngại vật dưới lòng sông vì chúng gây ngưng trệ giao thông đường thủy qua khu vực và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đường thủy”.
Ông Trưng Hùng Phương – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế cảng – kỹ thuật biển, người chỉ huy trực tiếp việc tìm quét cho biết, máy quét chướng ngại vật dưới nước tại khu vực cầu bị sập đã có kết quả
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, quá trình giải phóng hiện trường vụ sập cầu sẽ gặp nhiều khó khăn do khu vực cầu sập dòng nước chảy xiết, phương tiện khó tiếp cận.
Hiện Bộ GTVT, tỉnh Đồng Nai và lực lượng chức năng TP.HCM đang phối hợp với nhau để khắc phục sự cố. 3 phương án khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Ghềnh được cơ quan chức năng đưa ra là: Cải tạo, sửa chữa cầu cũ, cho lưu thông tạm; xây hai trụ mới, tận dụng lại dầm cũ; hoặc xây hai trụ mới và dầm mới (gần như xây mới), nâng cao độ tĩnh không lên 6m.
Chiều tối 21.2, sau quá trình phân tích, thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng từng phương án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã kết luận, chọn phương án “xây hai trụ mới và dầm mới, nâng cao độ tĩnh không lên 6m”.
Đồng thời, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan phải hoàn thành, đưa cầu Ghềnh trở lại hoạt động trước ngày 15.7.2016.
Trước đó, vào trưa 20.3, tàu kéo mang biển số SG 3745 do Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu) điều khiển, kéo theo sà lan biển số SG 5984 chở cát lưu thông trên sông Đồng Nai hướng về cầu Hóa An. Khi đến cầu Ghềnh thì tông cực mạnh vào mố cầu số 2. Cú đâm mạnh làm nhịp cầu này chìm xuống sông. Nhịp cầu thứ 3 cũng rớt và cắm một đầu dưới sông. Sau tai nạn, 2 người điều khiển phương tiện là Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) bơi vào bờ trước khi tàu kéo chìm rồi bỏ trốn.
Đánh giá sự cố sập nhịp cầu Ghềnh, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết là hết sức nghiêm trọng.
Hiện trường sà lan đâm sập cầu Ghềnh vào trưa 20.3
Kế hoạch trục vớt dầm cầu bị chìm dưới nước sẽ được thông qua vào sáng mai, 22.3.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, quá trình giải phóng hiện trường vụ sập cầu sẽ gặp nhiều khó khăn do khu vực cầu sập dòng nước chảy xiết, phương tiện khó tiếp cận.
Hiện chiếc sà lan chở cát đã được lực lượng chức năng kéo ra khỏi hiện trường và neo đậu vào bờ.
Theo ghi nhận, chiếc sà lan này rộng gần 10m và dài khoảng 40m.
Chiếc sà lan được cột, neo và giằng bị nhiều sợi dây cáp để đề phòng bị trôi.
Do nhiều người vào các quán cà phê ven bờ sông Đồng Nai để xem cầu sập và sà lan nên các quán tại đây phải ghi chữ đặt trước quán “vào quán phải uống nước”.