Vị khách nữ, bà “bầu” của một đội kèn tây toàn nữ vừa lặn lội từ Vĩnh Bảo, Hải Phòng tới nhà ông để mua kèn. Giữa trưa, âm thanh từ cây kèn trompet chợt lảnh lói, vọng ra từ căn gác nhỏ, ấy là ông Đông cùng khách đang thử kèn.
“Muốn giữ nghề phải có lửa...”, ông Đông diễn tả cảm xúc khi nói về nghề kèn tại
Phạm Pháo. Ảnh: L.H.T
Ông Đông thử âm thanh của chiếc kèn trompet, chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: L.H.T
Căn phòng gác 2 rộng chừng 30m2 được gia đình ông Nguyễn Duy Đông dành làm xưởng. Nếu không tới tận nơi, ít ai hình dung những chiếc kèn đồng sáng loáng, thứ nhạc cụ xa xỉ trong dàn nhạc giao hưởng lại từng được sửa chữa, thậm chí chế tạo hoàn toàn mới tại đây, căn phòng xép giữa xứ đồng chiêm Nam Định.
Cha truyền con nối, ông Đông truyền lại bí quyết cho con trai. Ảnh: L.H.T
Nguyễn Văn Ngọc 24 tuổi, con trai thứ 10 của ông Đông quyết theo nghề cha.
Ngọc đang học năm thứ 3 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia. Ảnh: L.H.T
Cậu con thứ 11 của ông Đông, Nguyễn Văn Hiện giỏi nghề nguội, chuyên sửa và làm mới các chi tiết bằng đồng. Một phần của cây kèn Cor mới được đại tu, đang chờ lắp ráp. Ảnh: L.H.T
Xưởng sửa chữa, làm kèn của gia đình ông Nguyễn Duy Đông là căn gác nhỏ,
bề bộn dụng cụ cơ khí thủ công. Ảnh: L.H.T
Tiếng kèn đồng vang vọng giữa trưa, khuấy động sự yên tĩnh của làng quê chiêm trũng.
Ảnh: L.H.T
Đất Nam Định có tới hơn 200 đội kèn, riêng huyện Hải Hậu đã có gần 100 đội, đội ít có 30 tay kèn, đội nhiều lên tới hàng trăm thành viên. Cái lạ là thành viên của đội kèn lại là những người nông dân chân lấm, tay bùn đam mê tiếng kèn tây.
Là công xưởng của nghề làm kèn tây tại Nam Định, làng Phạm Pháo cũng duy trì đội kèn với số lượng thành viên lên tới hàng trăm.
Chơi được kèn thì phải sửa được. Những người nông dân Phạm Pháo cứ mầy mò tháo chiếc kèn ra sửa chữa rồi theo đó chế tạo ra những sản phẩm giống hệt nguyên tác hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
Nghề làm kèn đồng ở Phạm Pháo ấy thế mà đã trăm năm.