Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, buôn bán hàng rong trên khắp các ngõ phố trở thành một nét văn hóa của người Việt lúc bấy giờ. Phố phường Việt Nam trong những năm 1930, 1940 thế kỷ trước gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên khắp các con phố, ngõ nhỏ. Từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể bán hàng.
Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ trước.
Gánh phở dạo trên phố Hà Nội
Hàng quán ven đường phố Hà Nội Một góc khác của Hà Nội. Ảnh chụp bởi Firmin – André Salles Hàng cắt tóc dạo trên đường Hà Nội Gánh hàng rong trên bờ Sông Hồng Một gánh phở ở chợ Hải Phòng. Một em bé bán bánh đa nướng
Một quầy bán đồ giải khát trên đường phố Huế Gánh phở dạo trên đường phố Huế
Một quầy bán hủ tiếu góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, Sài Gòn. Người bán dạo trên bùng binh trước chợ Bến Thành, Sài Gòn Một cậu bé bán bóng bay dạo trên phố Sài Gòn cười tươi, "tạo dáng" trước ống kính Những đôi quang gánh quen thuộc tại một góc chợ Sài Gòn
Ảnh chụp gánh hàng rong tại Chợ Lớn, cách đây 130 năm