Báo Đức Süddeutsche Zeitung cho biết đang sở hữu một số tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca (Panama), mà theo tờ báo này, có thể chứng minh sự tham gia của một loạt nhà lãnh đạo thế giới và những người thân cận của họ trong các vụ rửa tiền và trốn thuế.
Đồng thời, tính xác thực của các tài liệu chưa được ai chính thức xác nhận. Bản thân công ty Mossack Fonseca tuyên bố từ chối đảm bảo tính xác thực của các tài liệu đó. Nhân dịp này, báo The Guardian đăng tài một loạt bài viết của nhà báo Luke Harding.
Thay vì tập trung vào các nhà lãnh đạo thế giới thực sự bị nêu tên trong tài liệu của Mossack Fonseca, nhà báo The Guardian lại đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào vụ bê bối này, cổng thông tin OffGuardian cho biết.
Tổng thống Nga Putin.
Tác giả bài báo đặt câu hỏi: Biết đâu ông Putin là vai trò chính giữa tên tuổi của 12 nhà lãnh đạo thế giới liên quan đến nhiều phi vụ tài chính mờ ám?
"Trong hai bài viết của mình, nhà báo Luke Harding đã sử dụng tên ông Putin thường xuyên, cũng như các cụm từ "theo dữ liệu chưa được xác nhận", "có thể" và "có thể giả định." Trong khi đó, bạn sẽ không tìm thấy trong bài báo của Guardian tên tuổi của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và quá khứ, thực sự được nêu trong tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca, cũng như tên của cha Thủ tướng Anh Cameron, cũng được nêu trong tài liệu đó. Không, tác giả chỉ tập trung vào ông Putin, bình luận về đám cưới của con gái ông, và cho biết thêm một loạt các sơ đồ mà tất cả mọi mũi tên đều trỏ đến tổng thống Nga.
Cụm từ duy nhất quan trọng (và duy nhất đúng sự thực) mà Harding viết trong bài là "… tên của tổng thống không được nhắc đến trong một ghi chép nào…". Vậy kết luận cuối cùng là gì? Guardian đã tự châm biếm, khi đăng một bức ảnh khổng lồ, nhan đề chứa thông tin sai lạc và bài báo dài 5.000 từ, dựa trên giả định về sự liên quan của tổng thống Nga trong vụ việc này" — tác giả kết luận.
Tài liệu Panama là tên gọi của một vụ rò rỉ tài liệu mật được cho là lớn nhất thế giới cho đến nay. Nó liên quan đến hơn 11 triệu tập tin bí mật, có dung lượng lên đến 2,6 terabyte, bao gồm các thư điện tử, các dữ liệu định dạng pdf,… trong khoảng thời gian từ năm 1970 cho đến đầu năm 2016. Số tài liệu này còn lớn hơn cả các dữ liệu của Wikileaks Cablegate, Offshore Leaks, Lux Leaks, và Swiss Leaks gộp lại.