Theo đó, hàng ngày, cán bộ phụ tránh tiến hành đo độ mặn ở các sông rồi tổng hợp, báo cáo nhanh về Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang. Sau khi tổng hợp số liệu từ 8 huyện, thị xã và thành phố, Chi cục sẽ gửi số liệu trên về nhà mạng điện thoại.
Cán bộ phụ trách đo độ mặn sẽ chuyển số liệu về Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang tổng hợp, gửi về nhà mạng. Người dân và chính quyền địa phương sẽ nhanh chóng cập nhật được độ mặn hàng ngày
Sau đó, số liệu mặn sẽ nhanh chóng được gửi đến số điện thoại của lãnh đạo tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong vùng bị xâm nhập mặn.
Từ thông tin nhanh về độ mặn trên, ngành chức năng chủ động, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với người dân triển khai các biện pháp ngăn mặn, bảo vệ diện tích lúa hè thu đang xuống giống, các vườn cây ăn trái, rau màu...
Ông Lê Phước Đại – Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, do nguồn kinh phí có hạn chế nên ngành chức năng chưa thể đăng ký dịch vụ cho người dân.
Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến khích người dân đến phòng NNPTNT, phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố đăng kí danh sách và số điện thoại di động để được cung cấp thông tin nồng độ mặn cũng như thông tin cảnh báo có liên quan... Được biết, với dịch vụ này, người dân chỉ đóng mức giá thấp nhất là 150 đồng/tin nhắn.