Vua Salman của Ả Rập bắt tay Thủ tướng Ai Cập Al-Sisi trong chuyến thăm 5 ngày
Vua Salman của Ả Rập Saudi đã đến Ai Cập ngày 7.4, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Trong chuyến đi, lãnh đạo của vương quốc dầu mỏ Ả Rập đã không tiếc gì, cam kết rất nhiều viện trợ và đầu tư với nước đồng minh Ai Cập.
Nhưng lần này, thay vì tấm chi phiếu với chữ "cảm ơn" lịch sự, Vua Salman đã nhận được một món quà cám ơn “khổng lồ” của nước bạn: 2 hòn đảo thuộc góc chiến lược của Biển Đỏ.
Nội các Ai Cập công bố ngày 9.4 nước này đang chuyển giao chủ quyền đảo Tiran và Sanafir, 2 hòn đảo khô cằn và không có người tại cửa Vịnh Aqaba, cho nước bạn Ả Rập. Nội các Ai Cập cố gắng để chứng minh việc chuyển giao, đang chờ phê duyệt của Quốc hội, sẽ chỉ đơn giản là trả lại lãnh thổ của Ả Rập Saudi. Vì trước đây, năm 1950, Ả Rập đã chuyển đảo Tiran và Sanafir cho Ai Cập giữa lo ngại Israel có thể chiếm giữ đảo.
Đảo Tiran, một trong 2 hòn đảo được chuyển giao, khô cằn và không có người ở
Việc chuyển giao lãnh thổ đã khiến người Ai Cập, những người luôn nghĩ rằng 2 hòn đảo này thuộc chủ quyền nước mình, xuống phố biểu tình. Việc tặng đảo cũng làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi có đang nhượng bộ nước đồng minh giàu có một cách đáng xấu hổ.
"Không cần biết tình trạng pháp lý của sự việc là như thế nào, động thái này nhìn từ bên ngoài là rất tồi tệ", Samer Shehata, giáo sư nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma cho biết, đề cập đến việc chuyển giao của hai hòn đảo.
"Vua Salman đến Ai Cập mang theo hàng tỉ USD viện trợ đầu tư, và đổi lại, họ nhận được 2 hòn đảo”. Giáo sư Shehata nói. "Có vẻ như nhiều người Ai Cập đang hiểu rằng Tổng thống đã bán đất cho Ả Rập đổi lấy tiền."
Việc tặng đảo được cho là một nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao của Tổng thống Ai Cập
Các quan chức cho biết việc bàn giao lãnh thổ 2 hòn đảo nằm giữa bờ biển của 2 đất nước là kết quả của cuộc đàm phán 6 năm qua về biên giới hàng hải. 2 hòn đảo này chủ yếu có giá trị chiến lược. Không có dân cư trú trên đảo, chỉ có số ít binh lính (hầu hết là người Mỹ), đóng quân ở đây theo thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Ai Cập năm 1979.
Với Tổng thống Sisi của Ai Cập, việc mất đi các đảo có thể mang lại nhiều lợi ích ngoại giao. Từ năm 2013, Ả rập đã giúp đẩy mạnh nền kinh tế yếu kém của Ai Cập bằng cách viện trợ ít nhất 12 tỉ USD vào kho bạc Ai Cập.
Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa 2 nước đang gia tăng, khi Ả Rập nhất quyết phản đối các chính sách mà nước này coi là xâm lược quân sự của Ai Cập tại Yemen và Syria. "Thực ra, đây không phải là một sự nhượng bộ", Michael Wahid Hanna, thành viên cao cấp của Quỹ Thế kỉ tại New York cho biết. "Nó cho thấy Tổng thống Sisi của Ai Cập đang nhìn nhận mối quan hệ với Ả Rập như một hàng rào cần được nối lại."