Chú gấu Tian Tian được chụp năm 2011.
Gấu trúc ăn khoảng 60 loại tre, nứa khác nhau và ăn một số thực vật, động vật nhỏ khác. Các chuyên gia tin rằng việc hiểu biết rõ hơn về khẩu phần ăn của gấu trúc sẽ giúp quản lý và bảo tồn số lượng loài gấu này ở Trung Quốc.
Hai chú gấu Tian Tian và Yang Guang ở vườn thú Edinburgh, Scotland đã cung cấp “mẫu vật” giúp các nhà khoa học phát triển kĩ thuật DNA giúp tìm hiểu thế giới loài vật dễ thương này.
Trước đây, việc tìm hiểu gấu trúc ăn gì là một điều rất khó khăn với các nhà khoa học. Tiến sĩ Linda Neavers, trưởng nhóm nghiên cứu Vườn thượng uyển Edinburgh (RBGE) nói: “Công nghệ sẽ giúp phát hiện DNA trong các mẫu phân gấu trúc để xác định chính xác chúng ăn gì”.
Gấu trúc được coi là một "lễ vật ngoại giao" ở Trung Quốc.
Những công nghệ mới sẽ giúp vượt qua hiểu biết hạn chế hiện nay của con người về loài gấu đặc hữu ở Trung Quốc. Tiến sĩ Linda tin rằng việc nghiên cứu sẽ mở ra “chân trời” mới và giúp hiểu hơn về quá trình sinh sản, giao phối và tập tính loài gấu. Đồng thời, công trình này giúp bảo tồn gấu trúc đang gặp nhiều nguy hiểm ở Trung Quốc.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã lấy mẫu tế bào từ má gấu trúc để xác định các bệnh nguy hiểm khiến số lượng loài này suy giảm.
Công trình nghiên cứu phân gấu trúc mới nhất của RBGE hợp tác với Hiệp hội vườn thú hoàng gia Scotland đã được trao thưởng 250.000 bảng Anh (khoảng 8 tỉ đồng) vì những thành tích đạt được. Giải thưởng được quỹ Leverhulme Trust trao tặng.
Trước đây gấu trúc bị người Trung Quốc coi là "quái vật" vì màu lông kì dị.