Ăn củ đậu tươi vừa mát, bổ, tăng chất xơ, giảm béo… nên thị trường tiêu thụ củ đậu rất lớn. Do bộ rễ không khỏe nên cây củ đậu ưa đất cát pha hoặc thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước, đặc biệt đất không chua, giàu dinh dưỡng, cân đối các chất kiềm, chất trung, vi lượng. Để thâm canh 1 sào củ đậu, trước đây nông dân thường bón khoảng 6-7 tạ phân hữu cơ ủ mục, 25-30kg vôi bột và một ít phân đạm, lân, kali...
Bón NPK Văn Điển giúp hạn chế sâu bệnh, củ đậu to, thịt củ giòn, chắc và ngọt đậm hơn. Ảnh: T.L
Cách sử dụng NPK Văn Điển như sau:
Bón lót :
- Cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại.
- Làm luống theo hình khum với chiều rộng luống 1 - 1,2m, chiều cao đỉnh luống 45 - 50cm.
- Để cây sử dụng phân bón hiệu quả hơn cần phải kéo đất lên luống 2 lần:
+ Lần 1 kéo cơ bản thành luống, rải đều 20 - 25kg NPK 5:10:3 dạng viên và toàn bộ phân hữu cơ hoai mục (nếu có) lên toàn mặt luống (cách chân luống 20 - 25cm).
+ Lần 2: Kéo đất phủ kín phân bằng đất nhỏ với yêu cầu lấp đất phủ phân dầy 5 - 7cm để cây con mới mọc không tiếp xúc trực tiếp với phân. Xúc sạch đất dõng làm phẳng mặt luống sau đó mới tiến hành đặt hạt.
- Gieo trồng:
+ Gieo hạt trực tiếp khi đã bón lót phân và làm luống xong.
+ Sau khi đặt hạt xong dùng rạ giũ rối phủ kín mặt luống.
+ Bón phân thúc.
Sau trồng khoảng 1 tháng, bón phân thúc để nuôi cây với lượng khoảng 10-15kg NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12, bằng cách rắc đều trên mặt luống rồi tưới nước cho phân tan dần và ngấm đều.
Tùy theo thời tiết và chân đất, quan sát màu sắc lá có thể bón phân thúc lần 2 khi cây ra hoa, xuống củ, bón khoảng 5 – 7kg NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12.
-Lưu ý: Chỉ bón phân NPK Văn Điển, không cần bón các loại phân bón khác. Đất chua, nhiều ẩm và bón tăng đạm sẽ làm củ đậu sần sùi, vỏ dày, nhiều mụn ghẻ; thịt củ nhạt và có vị đắng.
+ Bấm ngọn, ngắt hoa:
+ Cây củ đậu có thể phát triển thân lá nhiều. Để hạn chế phát triển thân lá, tập trung dinh dưỡng vào củ thì việc bấm ngọn cây là rất cần thiết. Bấm ngọn lần đầu sau khi cây mọc được 25 - 30 ngày, khi cây cao khoảng 20cm. Sau đó cứ 7 - 10 ngày lại tiến hành bấm ngọn 1 lần.
Khi thấy cây bắt đầu bói hoa thì dùng dao, kéo cắt hết hoa, nụ, lộc non vươn dài khỏi mặt luống nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng thân lá sang phát triển củ, tăng trọng củ, nâng cao chất lượng củ.
+ Tưới nước:
-Sau khi gieo hạt, thường xuyên đảm bảo đủ ẩm co cây phát triển thân lá. Giai đoạn này có thể dùng doa tưới ẩm toàn bộ mặt luống.
-Từ khi ra hoa, rễ bắt đầu phình to thành củ thì nên tưới rãnh; không nên tưới mặt luống nhằm hạn chế bệnh hại.
-Ngừng tưới trước thu hoạch 7-10 ngày để tăng chất lượng củ và để bảo quản và dễ vận chuyển.
Cây củ đậu là một loại cây leo. Tuy thân, lá, quả hạt chứa nhiều chất độc, song củ được hình thành từ rễ là bộ phận được sử dụng chính lại không có chất độc, ngoài 88-90% lượng nước, còn chứa khoảng 7% chất đường, bột, trên 1,4% chất đạm… |