Theo thống kế của UBND huyện Lý Sơn, toàn đảo có 325ha diện tích trồng tỏi, thu hoạch vụ tỏi năm 2016 chỉ đạt khoảng 3.000 tấn tỏi (giảm khoảng 43% so với năm ngoái). Trong khi đó, nhu cầu sử dụng tỏi Lý Sơn của thị trường ngày càng tăng, đẩy giá tỏi Lý Sơn tăng giá theo.
Giá tỏi Lý Sơn tăng cao vì mất mùa ở chợ, chưa được khách du lịch chọn mua vì không có bao bì và nhãn mác.
Chợ bán tỏi Lý Sơn vắng khách mua bởi giá quá cao.
Hiện nay, tại chợ Lý Sơn và mua ở nhà dân, giá tỏi thường (củ nhiều tép) là 120.000 đồng/kg, giá tỏi 1 với 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, tỏi bán ở dân ít được du khách chọn mua vì không có bao bì, không nhãn mác và không đẹp mắt, cho nên khách hàng chưa lựa chọn để mua làm quà.
Tại các điểm kinh doanh tỏi có bao vì và nhãn mác, giá tỏi thường 140.000 đồng/kg và tỏi 1 là 1,4 triệu đồng (giá trị gần 1/2 chỉ vàng - 3,4 triệu đồng/chỉ vàng).
Tỏi Lý Sơn đóng nhãn mác được bán với giá đắt hơn với nửa kg tỏi thường là 70.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Định - chuyên kinh doanh tỏi Lý Sơn, cho biết: “Năm nay sản lượng tỏi giảm nhiều, khiến tỏi rất khan hiếm và chỉ dám bán số lượng ít chứ không thể cung ứng cho khách số lượng nhiều. Không chỉ sản lượng giảm mà chất lượng tỏi cũng chưa đạt yêu cầu để xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, giá tỏi tăng cao là chuyện dễ hiểu”.
Điệp khúc “được mùa mất giá” hoặc “mất mùa được giá” thường xảy ra đối với nông sản Việt Nam, trong đó có tỏi Lý Sơn - nơi được mệnh danh là “vương quốc tỏi”. Hiện nay, hầu hết người dân Lý Sơn tự trồng tỏi, chăm sóc, kỹ thuật và tìm đầu ra, dẫn đến sản lượng cùng giá cả luôn bếp bênh.