Tàu khu trục Hải quân Mỹ
3 nước sẽ tập trận tại Hawaii vào tháng 6.2016, một phần của chương trình RIMPHeaderAC có quy mô lớn nhất thế giới. RIMPAC sẽ diễn ra từ 1.6.2016 tới 1.8.2016.
Ba nước sẽ tập trung vào hệ thống chống tên lửa trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Nước này đã thực hiện hàng loạt các vụ phóng thử từ đầu năm nay để cải thiện tên lửa. Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hoạt động này diễn ra trong phạm vi thỏa thuận giữa ba bên từ hồi tháng 12.2014.
Các phương tiện có mặt bao gồm tàu khu trục phòng thủ tên lửa của hải quân 3 nước, vốn được trang bị Hệ thống Chiến đấu Aegis, thiết kế chuyên biệt chống tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Cuộc diễn tập được tuyên bố nhằm mục đích phối hợp chứ không liên quan tới bất kỳ hoạt động đánh chặn thực tế nào.
Aegis chuyên đánh chặn tên lửa, nhưng không giống hệ thống đánh chặn THAAD đang được xem xét triển khai tại Hàn Quốc, Aegis không thể vô hiệu hóa các tên lửa xuyên lục địa trong hiện tại, nhưng trong tương lai sẽ được cải tiến.
Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, việc tổ chức tập trận với kế hoạch lên chi tiết nhằm "tăng khả năng phòng thủ của Hàn Quốc trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên".
Trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế với lý do tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn nhạy cảm và phức tạp: "Chúng tôi hy vọng các bên bình tĩnh và kiềm chế những hành động gây leo thang căng thẳng".
RIMPAC năm 2015
Quân đội Trung Quốc cũng được mời tham dự RIMPAC 2016.
Hợp tác ba bên giữa Washington, Seoul và Tokyo ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây cùng với hoạt động của Triều Tiên. Năm ngoái ba nước đã nhất trí tăng áp lực và trừng phạt Bình Nhưỡng sau khi nước này thử nghiệm tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) và tuyên bố đã thu nhỏ thành công thiết bị hạt nhân.
Trước đó vào tháng 12.2014 ba bên cũng nhất trí hiệp ước quân sự chưa từng có, cho phép chia sẻ thông tin tình báo về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Dù đều là đồng minh của Mỹ, căng thẳng lịch sử và tranh chấp lãnh thổ đảo Dokdo (phía Nhật gọi là Takeshima) khiến Nhật và Hàn Quốc chưa từng thực sự hợp tác. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã giúp Tokyo và Seoul xích lại gần nhau hơn, với Washington đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp và khuyến khích.
Ví dụ, trong cuộc họp Mỹ - Hàn- Nhật vào Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2014, lần đầu tiên thủ tướng Nhật và Hàn đã gặp mặt, tiếp theo đó là giải quyết một số mâu thuẫn từ lâu như vấn đề tội ác chiến tranh của Nhật với nô lệ tình dục tại Hàn Quốc.