Một cặp sinh đôi tại lễ hội
Ở tít miền Nam xa xôi hẻo lánh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, huyện Mặc Giang tìm được biện pháp cải thiện kinh tế một cách không ngờ tới. Mặc Giang có tỷ lệ sinh đôi cao hơn trung bình thế giới tới 25%. Bằng cách giải thích hiện tượng này dựa trên thần thoại bí ẩn cùng và áp dụng vào kinh doanh du lịch, nỗ lực của họ suốt quá trình dài đã có kết quả.
Năm nay, Lễ hội Sinh đôi quốc tế Mặc Giang được tổ chức vào đầu tháng 5, thu hút số lượng người vô cùng đông đảo vì còn giới thiệu một số điểm đặc thù của thị trấn, ngoài những cặp sinh đôi nhiều vô số, tiêu biểu là cảnh sắc. Vân Nam nằm giữa chí tuyến nên có khí hậu kết hợp đặc trưng với những cánh rừng ôn đới pha lẫn thảo nguyên.
Dân cư tại Mặc Giang cùng nhiều vùng lân cận phần lớn là dân tộc Hani, tộc người có kỹ năng trồng và làm trà lâu đời nhất thế giới, đã từng phát triển ruộng bậc thang từ 1300 năm trước. Văn hóa truyền thống người Hani cũng góp phần quan trọng làm lễ hội đặc biệt kéo dài 2 ngày trở nên đặc sắc hơn.
Truyền thuyết địa phương giải thích rằng hai giếng nước ngoại ô Mặc Giang chứa "phương thuốc" giúp sinh đôi. Người ta tin rằng uống nước từ hai giếng này sẽ tăng cơ hội thụ thai song sinh cho các bậc cha mẹ.
Lễ diễu hành ở thị trấn
Tại Trung Quốc, vai trò của các cặp song sinh rất lớn. Trong ba thập kỷ duy trì chính sách một con, gần như không mấy ai có anh chị em, trừ khi sinh đôi. Địa vị và vai trò xã hội của cha mẹ các cặp sinh đôi sẽ tăng vọt vì họ được coi là "may mắn" khi sinh đôi trong tình trạng xã hội như vậy. Nhưng kể cả khi chính sách một con được nới lỏng, thì sức hấp dẫn từ bí ẩn sinh đôi tại Mặc Giang vẫn không hết "sốt".
Trong hai ngày đầu tháng 5, thị trấn Mặc Giang nhỏ bé đã đón lượng khách tăng vọt gấp 4 lần. Dòng người đông đúc làm giao thông tại đây ngưng trệ và náo động không khí yên bình hàng ngày. Liu Tianyu, một trong những người phụ trách tổ chức lễ hội cho biết: "Năm nay ước tính có khoảng 190.000 khách từ 30.4 tới 2.5".
Các khách du lịch ở đâu hầu hết tới ngắm các cặp sinh đôi. 1000 trong số đó là người Trung Quốc, còn có những cặp khác từ Armenia, Nigeria, Nga, Scotland và Mỹ cùng nhiều nước khác. Để tránh quá tải, ban quản lý tổ chức nhiều hoạt động dàn trải. Nhạc sống biểu diễn trên Quảng trường Ánh Dương đầy màu sắc, và thị trấn ngừng hoạt động để đón cuộc diễu hành lớn vào ngày cuối cùng.
Ngoài ra, du khách còn trèo lên ngọn núi nhỏ để thưởng ngoạn cảnh công viên Hạ chí tuyến, nơi đặt những bức tượng các cặp sinh đôi có phong cách Maya hơn là Hani. Hấp dẫn hơn thế là phong tục tiệc của người Hani với tên gọi "Hội Bàn Dài" thu hút 6000 thực khách cùng lúc.
Phần thi tài năng
Một tiết mục mãn nhãn nữa là thi tài năng giữa các cặp sinh đôi được chiếu trên truyền hình. Buổi biểu diễn được tổ chức ở sân bóng đá địa phương, trang bị hàng nghìn ghế nhựa. Số còn lại sẽ xem qua màn hình LED chiếu bên ngoài. Giải nhất được trao cho cặp sinh đôi nhào lộn khéo léo với kỹ năng không tưởng.
Khi khách đã vãn, nhịp sống trở lại bình thường cũng là lúc kiểm biên lai. Lái xe taxi, quản lý khách sạn, chủ nhà hàng đều kiếm bộn. "Tôi kiếm khoảng 50 tệ vào ngày thường, nhưng vào lễ hội thì số tiền tăng khoảng 8 lần", lái xe họ Mã cho hay.
Nhà tổ chức Liu cho biết đây là kết quả mà ông cùng các đồng nghiệp trông chờ mỗi năm có ích cho cả cộng đồng. Các cặp sinh đôi và khách du lịch chỉ tới vài ngày, nhưng thị trấn thu lời không ngờ. "Năm nay, tổng doanh thu lễ hội phải hơn 30 triệu tệ (4,6 triệu USD), kỷ lục từ trước tới giờ", Liu chia sẻ.