Những ngày nắng nóng, hàng ngàn con bướm tập trung về các khe suối ở miền Tây xứ Nghệ.
Nhiều người dân đã tranh thủ thời điểm này dùng chài ra khe suối để bắt bướm .
Theo anh Lương Văn Chùm (bản Khổi, xã Tam Thái, Tương Dương): "Những loài bướm này là các loài sâu vào mùa sinh trưởng. Có những loài ăn được, nhưng có những loài độc không ăn được".
Những cú quăng chài hốt trọn đàn bướm.
Tấm chài dùng bắt cá suối giờ lại dùng để "đánh" bướm rừng.
Có loài bướm ăn được, có loài rất độc. Người bắt phải có kinh nghiệm mới phân biệt được điều này.
Những em bé người Thái tỏ ra hào hứng khi chơi với loài bướm đa sắc.
Những chú bướm bị săn sau một buổi của "một tay chài".
Loại bướm độc được loại bỏ.
Loài bướm ăn được sẽ cắt bỏ phần cánh.
Sau đó đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch hết phấn.
Một số người dân cho biết, bướm có thể ăn với nhiều cách chế biến. Đây là vấn đề đáng tranh cãi khi người dân cho rằng bắt bướm sẽ góp phần hạn chế sâu sinh sản. Nhưng có ý kiến cho rằng việc bắt bướm gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.