Một ngày nào đó bạn phát hiện ra 5 viên phấn màu trong hộp đồ ăn trưa của con bạn, hay một loại đồ chơi nào đó bạn chưa bao giờ nhìn thấy trong bộ sưu tập của con mình. Ăn cắp vặt là loại hình vi phạm thường gặp nhất ở trẻ em, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ.
Vấn đề không phải là ăn cắp ít hay nhiều nhưng quan trọng nhất đó là suy nghĩ ẩn sau hành động ăn cắp vặt. Nhận thức của trẻ em về việc ăn cắp phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của cha mẹ về vấn đề đó.
Giáo sư Gloria Emiller, chuyên gia về tâm lý nhận thức ở trường Đại học South Carolina, Columbia cho rằng: "Trẻ em thường nghĩ rằng, cái gì của con là của con, cái gì của người khác cũng là của con". Đối với trẻ em khi chưa được dạy bảo, cách có được một món đồ gì đó đơn giản là ăn cắp nó.
Chuyên gia tâm lý trẻ em nhấn mạnh rằng, các bậc phụ huynh hãy coi việc ăn cắp vặt là một việc cực kỳ nghiêm trọng để răn đe, phòng ngừa tai họa xảy ra trong tương lai.
Giáo sư Lewis P.Lipsitt, chuyên gia về y khoa chỉ ra rằng, hành động ăn cắp vặt sẽ dẫn đến những vấn đề về hành vi khi trẻ ở tuổi vị thành niên.
Giáo sư Lipsitt nói: "Khi đứa con 5 tuổi của bạn bị bắt quả tang đang ăn cắp mà chúng từ chối thẳng thừng, thì đó chính là dấu hiệu của tiêu cực".
Lý do ăn cắp rất đa dạng, có thể do trẻ muốn vật gì đó thuộc về mình, hoặc lấy đồ của ai đó chỉ vì ghét họ, hoặc đơn giản để thỏa mãn một bức xúc về tâm lý. Khi đi học cấp 2, việc ăn cắp vặt vẫn xảy ra nhưng điều này không liên quan gì đến vấn đề đạo đức.
Tuy nhiên, cha mẹ cần phải để ý những gì con mình mang về, kể cả những vật nhỏ nhất. Giáo sư nói: "Rất nhiều trẻ em tôi hỏi đã ăp cắp trong một thời gian khá lâu, nhưng cha mẹ chúng không hề hay biết".
Các nhà khoa phát hiện ra thói ăn cắp vặt là một chứng bệnh tâm lý xảy ra ở tất cả mọi người, kể cả người giàu. Khác với ăn trộm thông thường vì mưu cầu vật chất, ăn cắp vặt là chứng ăn cắp theo bản năng không thể cưỡng lại được với mục đích thỏa mãn tâm lý.
Dưới đây là một số điều cần thiết cha mẹ cần lưu ý:
Hãy nhớ rằng, trẻ muốn một vật đơn giản chỉ là trẻ rất thích vật đó. Khi trẻ nằng nặc đòi bạn có thể nói rằng: "Đây là ô tô của bạn, con nên mang xe sang trả bạn vì bạn rất nhớ chiếc xe này". Hãy sử dụng đòn tâm lý để rung động cảm xúc của đứa trẻ. Đối với trẻ cấp 2 hoặc lớn hơn, bạn nên nói về vấn đề ăn trộm và lòng tin. Nhưng đối với trẻ chưa đến tuổi đi học, việc giải thích về đạo đức và lòng tin sẽ rất phí thời gian. Khi đưa trẻ đi siêu thị, hãy để mắt đến chúng, đảm bảo rằng chúng không hề lấy bất kì thứ gì. Luôn luôn nhớ rằng lựa chọn lời giải thích phù hợp với độ tuổi của trẻ, trẻ nhỏ chỉ hiểu những điều đơn giản. |