Dù là cây dại nhưng quả lồng đèn rất ngon, vị chua ngọt giống cà chua và rất bổ dưỡng. Đặc biệt, ít người biết rằng không chỉ quả mà lá và ngọn của cây lồng đèn cũng được dùng như rau, có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc.
Cây lồng đèn trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam có tên là tầm bóp, ngoài ra còn nhiều tên gọi lạ tai khác, tuỳ từng địa phương như: thù lù cạnh, thù lù, bùm bụp, bôm bốp…
Thời xa xưa, lồng đèn được dùng làm cây cứu đói bởi loại rau này mọc hoang và tràn lan ở những vùng đất hoặc bờ ruộng. Còn ngày nay, khi mọi người đã chán những loại rau thông dụng do lo ngại chứa nhiều dư lượng chất bảo vệ thực vật thì những loại cây dại như lồng đèn (tầm bóp) lại trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích.
Lồng đèn rất quen thuộc tại các vùng quê, nó có tác dụng dụng thanh nhiệt, tiêu đờm
Trước đây, tầm bóp không được sử dụng phổ biến làm thuốc dù nó khá ngon và có nhiều dược tính.
Thậm chí lồng đèn còn được coi như một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.
Lồng đèn là cây ra hoa kết quả quanh năm. Vì là họ hàng của cây cà chua nên lồng đèn cũng rất dễ trồng và có khả năng kháng sâu bệnh cao. Ngon Sạch Lạ xin giới thiệu cách trồng cây lồng đèn từ hạt:
1. Xử lý hạt giống
Hạt giống lồng đèn có thể được mua từ các cửa hàng uy tín hiện đang được bày bán trên thị trường.
Trước khi trồng, bạn có thể đem ngâm nước ấm 2-4h cho hút nước. Sau đó, đem gieo hạt lồng đèn trong giá thể, tưới ẩm và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt sẽ nảy mầm sau 7-14 ngày.
2. Chuyển nhà cho cây
Khi xuất hiện những chiếc lá mọc ra đầu tiên, bạn nên chuyển ra chậu nhỏ và đặt ở nơi có ánh sáng và không gian thoáng đãng, tránh cây gầy gò do thiếu sáng.
Tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm cho cây. Khi cây đủ lớn có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn. Khoảng cách hợp lý giữa các cây là 50-70cm.
Lưu ý, lồng đèn là cây ra quả quanh năm nên cần chăm sóc để cho trái nhiều và chất lượng hơn. Đặc biệt, tưới nước thường xuyên sẽ giúp cây lồng đèn rất sai quả.
3. Thu hoạch thành quả
Sau 80 ngày có thể thu hoạch quả. Khi quả chín, phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất). Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá.
Quả lồng đèn mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ.
Quả lồng đèn dài 3-4 cm, rộng 2 cm, bao trùm bên ngoài như cái túi, bên trong chứa nhiều hạt.
Ruột quả có nhiều không gian rỗng, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng “bộp”. Có lẽ tên gọi tầm bóp, bôm bốp, bùm bụp… xuất phát từ đặc điểm này. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, ăn có vị chua, ngọt.
...