Dân Việt

Euro 2016: Cơ hội kiếm bộn tiền của người Đức

Trà My 17/06/2016 13:00 GMT+7
Euro 2016 không chỉ là một sự kiện thể thao danh giá, mà còn là cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà tài trợ, nhà cung cấp và các quán rượu bia.

img

Euro 2016 không chỉ là một sự kiện thể thao danh giá, mà còn là cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà tài trợ

Rất nhiều công ty sẽ thu bội tiền trong giải Euro năm nay. Đặc biệt là Adidas của Đức, nhà sản xuất thể thao lớn nhất châu Âu.

Adidas sẽ cung cấp trang phục cho 9 đổi tuyển quốc gia, trong đó có nhà vô địch thế giới Đức và vô địch châu Âu Tây Ban Nha. Đối thủ của Adidas, nhãn hàng Nike của Mỹ cung cấp đồng phục và dụng cụ thi đấu cho 6 đội, và Puma chịu trách nhiệm 5 đội. Các đội còn lại sử dụng đồ của các công ty nhỏ hơn, như Umbro hoặc Juma.

Tất nhiên, Adidas không chỉ kiếm tiền từ việc cung cấp trang phục cho các đội tuyển. Công ty này còn muốn hình ảnh của mình được phát sóng trên truyền hình toàn châu Âu và tất nhiên cả thế giới, càng thường xuyên càng tốt. Vì thế, mặc dù Euro 2016 được tổ chức tại Pháp, nhãn hàng Adidas của Đức vẫn là một trong những tổ chức hưởng lợi nhất.

img

Euro 2016 không chỉ là một sự kiện thể thao danh giá, mà còn là cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà tài trợ

Trong kì Euro gần đây nhất năm 2012, Adidas bán được hơn một triệu áo đội tuyển Đức và hơn 7 triệu quả bóng có logo của giải đấu. Bóng đá có vai trò trung tâm trong chiến dịch kinh doanh của hãng này. Trong mùa giải 2012, Adidas thu về 1,7 triệu euro từ các sản phẩm liên quan tới bóng đá.

Theo truyền thống, nhiều người Đức cũng có xu hướng “vung tiền” mua TV mới mỗi khi có một sự kiện thể thao lớn. "Doanh số bán TV bắt đầu tăng lên 3 tuần trước khi World Cup hoặc Euro diễn ra”, công ty nghiên cứu thị trường GfK cho biết.

img

Người hâm mộ thường chọn những quán rượu, bia để xem bóng đá thay vì nhà hàng

Đối với người hâm mộ, thời tiết có ảnh hưởng lớn đến thói quen chi tiêu của họ trong suốt giải đấu. "Thời tiết còn quan trọng hơn các màn trình diễn của đội tuyển quốc gia Đức. Nói đơn giản là, thời tiết tốt có nghĩa là bán được nhiều hàng, trong khi thời tiết xấu có nghĩa là bán ít", GfK cho biết.

GfK tính toán lượng bia, nước giải khát, đồ ăn nhẹ và đồ nướng được bán trong thời gian diễn ra giải World Cup gần nhất. Vào một ngày nắng, khách hàng mua nhiều đồ ăn thức uống hơn 16% so với những ngày bình thường. Nhưng vào năm đội tuyển Đức dành cúp vàng, khi trời mưa, người hâm mộ bỏ mặc những miếng thịt bò và khoai tây chiên.

Một yếu tố tích cực cho các chủ nhà hàng là giải đấu năm nay sẽ kéo dài dài hơn bình thường một tuần, từ 10.6 đến 10.7. Nhưng người hâm mộ không có xu hướng đổ xô đến nhà hàng để xem các trận đấu, dữ liệu cho thấy họ thích các quán nước giải khát.

Theo Ernst Fischer, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng Đức cho biết các quán nước phục vụ rượu, bia tại Đức đang hi vọng sẽ tăng doanh số trong mùa Euro. "Việc giải đấu Euro 2016 có thành công về mặt kinh tế và thể thao hay không phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và các màn trình diễn của đội tuyển Đức".