Nếu theo dõi bài phát biểu của ông Cameron khi tuyên bố sẽ từ chức, rất dễ nhận thấy cảm xúc kìm nén của ông như cố không bật khóc. Rõ ràng, với kết quả trưng cầu dân ý, chiếc ghế của ông Cameron sẽ không còn, điều này đã nằm ngoài dự đoán và tầm tay của ông.
Một năm trước, David Cameron sải bước hân hoan trở lại số 10 Downing Street, sau khi Đảng Bảo thủ đạt được những thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Hôm qua, giữa đống tro tàn của thất bại trưng cầu dân ý, ông chỉ thực hiện các phản ứng có thể bằng cách hứa hẹn từ chức thủ tướng. Sự nghiệp chính trị của Cameron đã bị phá hủy bởi chính "trò chơi chiến thuật' mà ông đã bày ra.
Ông Cameron xúc động liệt kê những thành tích đạt được trong 6 năm cầm quyền như cải thiện nền kinh tế, thúc đẩy các cơ hội sống, tăng phúc lợi xã hội, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Đáng lẽ ra, danh sách những di sản thời Cameron sẽ còn kéo dài, nếu không có Brexit- kế hoạch khởi phát cũng do chính từ ông Cameron mà ra.
Người ta vẫn còn nhớ, khi tranh cử, ông Cameron tuyên bố việc lấy ý kiến cử tri về việc Anh có rời EU hay không? Tuyên bố này ở thời điểm đó được hiểu là chiến dịch lấy lòng cử tri Anh, đồng thời gây sức ép lên EU trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của Anh.
Ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng, quyết định của Thủ tướng Anh David Cameron tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề "Brexit" là một biện pháp "hăm dọa" và khiến châu Âu "hoang mang".Tổng thống Putin nói: "Tại sao ông ấy phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý? Để hăm dọa châu Âu hay làm họ hoang mang? Mục đích của ông ấy là gì khi chính bản thân ông ấy cũng phản đối việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU)".
Rõ ràng, bản thân ông Cameron hiểu rất rõ những hệ luỵ khi Anh rời khỏi EU, thậm chí ông vẫn kêu gọi người Anh đừng rời bỏ EU, nhưng ông vẫn đặt cược số phận đất nước vào chính sự tin tưởng của mình rằng, đa số cử tri sẽ chọn ở lại.
Hẳn điều này là có lý do. Bởi, cho đến những giờ cuối cùng của cuộc bỏ phiếu, phe ủng hộ Brexit cũng không có gì làm chắc chắn cho chiến thắng của mình khi tỷ số "rời bỏ" và "ở lại" vẫn bám đuổi nhau sát nút. Các khảo sát thăm dò ý kiến cử tri vẫn cho thấy, quan điểm của người Anh là chọn ở lại. Tuy nhiên, điều không ngờ rằng, trong số 70 ngàn người Scotland đã bỏ phiếu rời bỏ EU, họ còn có một mục đích khác là rời bỏ EU để tạo tiền đề trưng cầu dân ý tách ra khỏi nước Anh.
Thủ tướng Anh biết trước được tất cả những nguy cơ này, ông kêu gọi dân chúng bỏ phiếu ở lại. Ông nói: "Nếu chúng ta thức dậy vào sáng 24.6 và vẫn ở lại EU, vị thế của Anh trong khối sẽ mạnh mẽ hơn".
Để thuyết phục dân Anh bầu chống Brexit, Thủ tướng David Cameron hứa là sẽ thi hành ngay biện pháp giảm trợ cấp xã hội cho công dân châu Âu, đa số là Đông Âu, để chặn làn sóng di dân.
Trong khi đó, những người quyết liệt muốn Brexit thì thường không đắn đo về chuyện kinh tế mà đơn giản là không tin vào cơ cấu của Liên minh châu Âu, cho rằng thể chế này hoạt động không có hiệu quả, và khiến cho nước Anh mất quyền tự chủ vì rất nhiều chuyện phải tuân thủ theo phán quyết của châu Âu. Thủ tướng Anh đã đàm phán với Bruxelles nhưng bản thỏa thuận đó chìm nghỉm trong những cơn sóng dư luận.
Và kết quả, Anh rời EU và ông Cameron cũng sẽ rời số 10 Downing Street đầy quyền lực vào tháng 10 tới. Ông David Cameron nói thủ tướng sắp tới của Anh sẽ quyết định việc khi nào khởi động Điều 50 của Hiệp định Lisbon 2009, bắt đầu tiến trình pháp lý chính thức cho việc rút khỏi EU.
Một khi Điều 50 được đưa ra áp dụng, Anh sẽ không còn đường quay trở lại EU trừ phi được tất ước thành viên khác của EU đồng ý. Tuy nhiên, ra khỏi EU không phải là tiến trình tự động - việc này cần được đàm phán với các thành viên còn lại của khối.
Việc đàm phán cần được hoàn tất trong hai năm, nhưng Nghị viên Âu châu có quyền phủ quyết về bất kỳ thỏa thuận mới nào nhằm chính thức hóa mối quan hệ giữa Anh và
Những người vận động Ra đi nói rằng không cần phải khởi động Điều 50 ngay lập tức và nói cần phải có một gian đoạn thảo luận không chính thức với các thành viên khác của EU cùng Ủy hội Âu châu về các vấn đề chính và về thời biểu triển khai.
Làm vậy, họ nói, sẽ khiến các lãnh đạo khác của EU có thời gian để nhận ra rằng họ cần có một thỏa thuận thương mại "thân thiện" với Anh để tiếp tục xuất khẩu hàng tiêu dùng vào thị trường Anh mà không áp thuế quan.
Vị Thủ tướng mới của nước Anh sẽ ý thức rất rõ rằng Gordon Brown từng bỏ lỡ một cơ hội vàng để giành chiến thắng tổng tuyển cử khi ông kế nhiệm Tony Blair năm 2007. Khả năng cao là nhà lãnh đạo mới sẽ là một người chủ trương rời EU.