Sự vượt trội của phiếu bầu đã là không đáng kể, như quan điểm của phóng viên Sean O'Grady từ The Independent. Ở phần lớn các quốc gia đều có trường hợp tùy chỉnh Hiến pháp, theo đó đối với những quyết định nghiêm trọng cần được sự chấp thuận của 2/3 các nhà lập pháp hoặc công dân trong cuộc trưng cầu, tức là cần nhiều hơn mức khoảng 52% đã lựa chọn ủng hộ Brexit.
John Cassidy, cây bút của tạp chí The New Yorker, đã liệt kê một số hậu quả của cuộc trưng cầu: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tỷ giá đồng bảng Anh, hạ thấp bậc hạng tín dụng, còn trong tương lai là những vấn đề tiềm ẩn đối với doanh nghiệp và suy thoái kinh tế.
Nhà báo lưu ý rằng nhiều người ủng hộ Brexit bây giờ đâm ra hồ nghi về tính đúng đắn trong động tác lựa chọn của mình. Cassidy cũng nhắc rằng cuộc trưng cầu mang tính chất tham vấn nhưng Quốc hội cũng không thể tự cho phép bỏ qua nguyện vọng của 17 triệu người Anh. Hơn thế nữa sự phát triển thực tế của sự kiện sẽ là tổng tuyển cử, trưng cầu lần hai, hoặc kết hợp cả cái này lẫn cái kia.
Cây bút chính luận Gideon Rachman của Financial Times nhắc rằng người Đan Mạch và người Ireland đã bỏ phiếu chống lại các hiệp ước phân định hoạt động của EU.
Trong những trường hợp này, EU đã dành cho Ireland và Đan Mạch một số nhân nhượng, và cuối cùng, họ đã bỏ phiếu chấp thuận. Theo nhãn quan của nhà bình luận, Brussels bây giờ cũng sẽ đi tới nhượng bộ London bởi Liên hiệp Anh là thành viên quan trọng của EU.