Các thiết bị điện tử
Những thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng... là “vật bất ly thân” với mỗi người. Thay vì bỏ trong túi rồi đeo trên người nhiều người thì nhiều người lại bỏ chúng vào dưới cốp xe “cho tiện”.
Nguy cơ cháy nổ từ những thiết bị điện tử trong cốp xe. I.T
Nhưng ít ai biết rằng với hơi nóng từ động cơ tỏa ra ở cốp xe cộng với nhiệt độ nắng nóng khi di chuyển trên đường vào mùa hè thì nhiệt độ cốp có thể lên tới hơn 40 độ C. Ở nhiệt độ này, các thiết bị điện tử có thể trở thành vật nguy hiểm. Bởi khi quá nóng, các thiết bị điện tử này có thể phát nổ và phát ra những hóa chất độc hại, rất nguy hiểm cho da, mắt... Hơn nữa pin là thành phần khá nhạy cảm khi chính nó cũng tỏa nhiệt.
Nước đóng chai
Khi đi đường xa nhiều người lại có ý tưởng mang theo những chai nước để uống và tiện lợi nhất là bỏ vào cốp xe.
Song đối với những lon nước ngọt có gas thì sẽ dễ trở thành một “quả bom” và có thể gây cháy nổ đối với phương tiện của bạn. Bởi vì, nhiệt độ trong cốp xe sẽ khiến áp suất trong lon nước tăng lên trong khi khí gas bị nén mạnh, "quả bom" ngọt sẽ phát nổ dễ dàng hơn bao giờ hết.
Lon nước ngọt dễ dàng thành "quả bom" nếu đặt chúng vào cốp xe.I.T
Còn đối với những chai nước lọc, nước không có gas thì sẽ không có hiện tượng biến thành “quả bom” nhưng cũng không nên bỏ nó vào trong cốp. Bởi vì, chai nước của bạn sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc những chất độc hại từ vỏ chai hòa lẫn vào nước sẽ gây các bệnh ung thư cho bạn nếu bạn có "truyền thống" để nước trong cốp xe.
Bật lửa
Với một nhiệt độ cao của cốp xe cùng với những chất có thể tạo ra lửa trong chiếc bật lửa này có thể sẽ gây cháy nổ bất cứ lúc nào cho chiếc xe của bạn.
Ảnh minh họa. I.T
Đồ trang điểm
Điều này đặc biệt lưu ý đối với chị em. Để tiện lợi nhiều chị em đã dùng chiếc cốp xe rộng rãi của mình để đựng những đồ trang điểm, dưỡng da cần thiết như kem chống nắng, son môi... Song, với nhiệt độ cao của chiếc cốp thì những thành phần trong các đồ dưỡng da trang điểm của chị em có thể bị phân giải các thành phần, thậm chí làm hỏng đồ.
Kem chống nắng cũng có thể gây cháy nổ. I.T
Chẳng hạn như, đối với tuýp kem chống nắng, nhiệt độ cao trong cốp sẽ khiến tính năng chống nắng của kem bị giảm xuống. Đặc biệt, nếu tuýp kem bị "om" quá lâu trong cốp vừa nóng vừa kín, có thể phát nổ.