Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều người nói rằng Trung Quốc-Pakistan đang ở đỉnh cao của mối quan hệ hữu hảo. Điều này được thể hiện mạnh mẽ thông qua hợp tác hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 46 tỷ USD.
Không có một mảy may nghi ngờ rằng trục Trung Quốc-Pakistan đã tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, và nếu CPEC không được thông qua sẽ có hậu quả chiến lược và kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, đó cũng là thời gian để làm một cuộc thẩm định hợp lý các mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh và Islamabad, và không xem mọi thứ qua lăng kính của CPEC.
Bắc Kinh-Islamabad: Ai được lợi?
Trong khi không thiếu những từ ngữ hoa mĩ để mô tả về mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan, thì những nghi ngờ về độ lệch của lợi ích song phương đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng doanh nghiệp Pakistan. Mặc dù có một sự gia tăng 400 % trong xuất khẩu của Pakistan sang Trung Quốc trong vòng một thập kỷ, nhưng Trung Quốc vẫn giữ thị phần lớn của cán cân thương mại. Trong năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 9,3 tỷ USD sang Pakistan, trong khi xuất khẩu của Pakistan sang Trung Quốc chỉ là 2,62 tỷ USD.
Nhìn vào các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan, những gì nổi lên rõ ràng rằng Pakistan đã không thể được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký với Trung Quốc.
Việc cắt giảm thuế trong giai đoạn đầu tiên của FTA là vào xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng hóa thành phẩm từ Trung Quốc. Một nghiên cứu của Hội đồng Doanh nghiệp Pakistan vào năm 2013 cho rằng Pakistan không được hưởng lợi từ FTA với Trung Quốc vì một số lý do: Bộ Thương mại của Pakistan đã không chuẩn bị tốt và cộng đồng doanh nghiệp, các bên liên quan quan trọng nhất, không được hỏi ý kiến trước khi ký thỏa thuận. Trong số các thiệt hại lớn nhất của FTA này là ngành công nghiệp dệt may của Pakistan, trong đó không thể cạnh tranh với Trung Quốc, và cũng đồng thời mất thị phần ở các nước láng giềng Bangladesh, Sri Lanka và Ấn Độ.
Trong một bài báo có tựa đề "Cuộc “cách mạng Trung Quốc” càn quét khắp Pakistan" cũng nhấn mạnh cách nhượng bộ quá mức cho các nhà đầu tư Trung Quốc đang có một tác động tiêu cực trên một số lĩnh vực ở Pakistan. Ví dụ, một dự án năng lượng mặt trời 1.000 MW đang diễn ra ở Bahawalpur đòi hỏi hàng nghìn km cáp, nhưng chính phủ miễn thuế nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho các dự án năng lượng mặt trời, do đó các nhà sản xuất địa phương mất một cơ hội to lớn. Báo cáo thường niên năm 2015 cho thấy tình trạng báo động về sự mất cân bằng cho ngành công nghiệp địa phương Pakistan.
Trong khi đó, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, người đã ủng hộ việc tăng cường quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Pakistan đã nói về "thương mại không hỗ trợ" sau khi lên làm thủ tướng vào năm 2013. Hiện nay mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc dường như bị mất cân bằng khi phần lợi quá nghiêng về Bắc Kinh, mặc dù phần lớn giới trí thức ở Pakistan sẽ phủ nhận điều này. Đặc biệt, với Trung Quốc không phải là quốc gia hào phóng trong việc cấp viện trợ, và không tin vào bất kỳ bữa ăn trưa miễn phí nào.
Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng, hiểu về độ lệch trong quyền lợi từ mối quan hệ Trung Quốc- Pakistan là điều tối quan trọng, trước hết là vì lợi ích kinh tế của Pakistan. Tại một số giai đoạn, sự bất đồng trong nước gia tăng và có thể dẫn đến những biến động lớn. Xét về điều này, Pakistan có nên đặt tất cả trứng vào cái giỏ mang tên Trung Quốc hay không?