Năm 1959, khi chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ đạt đỉnh, người Mỹ đã cho xây dựng cơ sở thử nghiệm tên lửa hạt nhân "Camp Century" tại Bắc Cực. 5 năm sau, cơ sở này giải thể và từ đó bị bỏ hoang. Mỹ đã chôn một lượng lớn chất thải hạt nhân dưới các lớp băng vĩnh cửu và nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ chúng có thể tan chảy được.
Tuy nhiên, "nhân tính không bằng trời tính", gần 60 năm sau khi toàn cầu nóng lên, băng tan chảy nhanh hơn, vùng Bắc Cực với các lớp băng vĩnh cửu cũng bắt đầu tan ra. Nhân loại sắp đối mặt với một trong những thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất.
Biến đổi khí hậu đã và đang hâm nóng cả vùng Bắc Cực, trong đó có các núi băng ở Greenland. Khi kho chất thải hạt nhân lộ ra, tất cả chất độc hại – hóa học, sinh học và phóng xạ sẽ giải phóng ra ngoài và bắt đầu đầu độc môi trường xung quanh.
Chỉ là vấn đề thời gian khi kho chất thải hạt nhân này "chui" lên mặt đất và các chất phóng xạ độc hại hòa vào dòng chảy ra đại dương. Theo tính toán của các nhà khoa học, lớp băng vĩnh cửu bao phủ địa điểm độc hại này sẽ tan chảy hết vào năm 2090.
Khi đó, con người sẽ đối mặt với thảm họa môi trưởng khủng khiếp nếu không có cách thức xử lý triệt để các chất độc hại này.