Đó là bộ tác phẩm của bà Chu Thị Kim Sinh, 78 tuổi ở phường Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội). Bà Sinh bắt đầu sưu tầm những cây tre, gốc tre có hình thù giống các con giáp từ năm 1995, khi vợ chồng bà xem vở kịch “Con rồng tre” của Nguyễn Ái Quốc.
Kiệt tác "Lưỡng long chầu nguyệt" (Thìn) của bà Sinh là tác phẩm độc đáo nhất trong bộ sưu tập 12 con giáp biến hóa từ tre.
Tác phẩm đầu tiên bà dày công uốn nắn, luyện thành là tác phẩm “Lưỡng long chầu nguyệt” gồm 2 con rồng đang chầu nguyệt với đầy đủ mắt, miệng, râu, chân… đầu hơi ngẩng và thân hình uốn lượn tựa như đang bay lên.
Từ sự thành công của tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt", bà quyết tâm "nuôi" đủ 12 con giáp. Và 12 năm sau, bà đã có đủ bộ sưu tập 12 con giáp bằng tre trông rất bắt mắt, độc đáo. Mời bạn đọc Ngon Sạch Lạ cùng ngắm bộ sưu tập có một không hai này:
Tác phẩm gà đẻ trứng vàng (Dậu) là một trong các tác phẩm khá giống với chú gà thực được bà Sinh kỳ công tìm kiếm.
Tác phẩm gia đình nhà dê trên núi cao (Mùi) khá đẹp.
Gia đình nhà lợn (Hợi) rất độc đáo, thoạt nhìn chả khác gì một tác phẩm điêu khắc.
Lấy ý tưởng từ truyền thuyết Thánh Gióng, bà Sinh đã cho ra đời tác phẩm ngựa (Ngọ) “Thánh Gióng” và “Bộ đội Biên phòng trên đường tuần tra biên giới".
Mèo con ra vại nước, bàn chân nó vuốt vuốt (Mão) rất ngộ nghĩnh.
Tác phẩm chuột (Tý) và rắn (Tỵ)
Đôi chó tre (Tuất) được tạo hình sống động
Gia đình nhà khỉ (Thân) được cách điệu cầm gậy như Tôn Ngộ Không.
Tác phẩm “Tuổi thơ” (Sửu) được thực hiện dựa trên ý tưởng tranh Đông Hồ có cậu bé thổi sáo trên lưng trâu.
Tác phẩm “Anh hùng tương ngộ” (Dần) nói về câu chuyện đại chiến giữa hổ và đại bàng.
Nhiều bạn trẻ thích thú với những con giáp được làm bằng tre đẹp như thật.
Tác phẩm “Gà đẻ trứng vàng” đã từng đạt nhiều giải cao trong các cuộc triển lãm nghệ thuật quần chúng.
Tác phẩm “Rồng thời Trần” cũng khá bắt mắt, công phu.