Dân Việt

"Nếu gây ô nhiễm môi trường thì phải bị xử lý, thậm chí bị tịch thu tài sản!"

Mai Quốc Ấn 27/08/2016 13:46 GMT+7
Đây là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2016 vào sáng ngày 27.8.2016.

Tại hội nghị này, Thủ tướng cho biết ông đã tham quan Ninh Thuận vào ngày 27.8.2016 và được người dân cho biết măng tây luôn cháy hàng, 1ha măng tây thu về 1 tỉ đồng/năm trong khi lúa chỉ có 25 triệu đồng/năm.

Theo ông Phúc, Ninh Thuận cần một bộ máy liêm chính để người dân và doanh nghiệp cùng phát triển được. "Chúng ta đã chậm rồi, phải tốc độ hơn, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Tôi nói với các lãnh đạo Ninh Thuận rằng các anh chỉ cần 5.000 tỉ đồng cho số dân 600.000 người nếu ký kết được các dự án lớn. Hiện nay Ninh Thuận chỉ đáp ứng được 30% ngân sách, 70% còn lại là vốn rót từ trung ương."- Thủ tướng nhấn mạnh.

img

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2016

Ông Phúc cũng chỉ đạo về việc phải có sự cam.kết của lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư để họ yên tâm Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế và đặt doanh nghiệp để tạo ra thu nhập, việc làm, GDP.

"Có doanh nghiệp nói với tôi rằng để nhận một mảnh đất phải mất vào năm. Tại sao không cho dân và doanh nghiệp đối thoại ngay. Không thể để tình trạng cửa quyền kẻo hứa trước, quên sau làm phiền dân, làm phiền doanh nghiệp."- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng lưu ý rằng việc chú trọng đến các nhà đầu tư có thực lực, có ý định đầu tư nghiêm túc chứ không để tình trạng các nhà đầu tư chạy theo dự án, không đủ vốn, không thực sự đầu tư nghiêm túc rất mất thời gian.

"Ninh Thuận đừng xé lẻ, xé nhỏ, chia lô, bán nền bờ biển mà cần một tầm nhìn xa hơn. Hãy học Đồng Tháp khi nhiệm vụ phục vụ dân được đặt lên hàng đầu thay vì hành dân. Ninh Thuận hãy nhìn các tỉnh khác khi họ đánh bắt xa bờ hiệu quả trong khi tỉnh mình chỉ đánh bắt gần bờ hiệu quả thấp, dễ ô nhiễm môi trường. Riêng các doanh nghiệp đầu tư tại Ninh Thuận phải cam kết bảo vệ môi trường, nếu gây ô nhiễm môi trường thì phải bị xử lý, thậm chí bị tịch thu tài sản.'-Thủ tướng nói.

Trước đó, Bí thư tỉnh Ninh Thuận cho biết tỉnh này sẽ phát triển dựa trên 6 nhóm ngành kinh tế trụ cột là năng lượng sạch, du lịch, nông lâm thủy sản, sản xuất chế biến, giáo dục đào tạo và kinh doanh bất động sản.

Bên lề hội nghị, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen được các phóng viên "vây" rất đông. Lý do là tập đoàn này quyết định đầu tư vào xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận gần 10 tỉ USD để làm dự án chế biến thép khi "dư âm" về dự án thép Formosa ở Hà Tĩnh vẫn còn đó.

img

"Tôi sẵn sàng ký cam đoan với chính phủ nếu có sự cố thì tôi chủ động đóng cửa nhà máy và chấp nhận bị tịch thu tài sản!"- ông Lê Phước Vũ nói khi được hỏi về dự án thép Cà Ná.

Ông Lê Phước Vũ nói: "Tôi sẵn sàng ký cam đoan với chính phủ nếu có sự cố thì tôi chủ động đóng cửa nhà máy và chấp nhận bị tịch thu tài sản như Thủ tướng đã phát biểu!"

Ông Vũ cũng nhắc lại điều này trong phát biểu tại hội nghị trước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.