Dân Việt

9 nhân vật quyền lực tháp tùng ông Tập Cận Bình ở G20

Đăng Nguyễn - SCMP 06/09/2016 00:25 GMT+7
Phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sự kiện quốc tế lớn cung cấp một góc nhìn về những những người quyền lực nhất trong bộ máy chính trị Trung Quốc.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 mang đến cơ hội cho Bắc Kinh, để có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế. Các quan chức trong phái đoàn tháp tùng nhà lãnh đạo đất nước đóng vai trò quan trọng, cho thấy những cá nhân quyền lực nhất trong chính trị Trung Quốc. Những cái tên nổi bật nhất bao gồm:

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc

img

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Ông Vương là quan chức ngoại giao cấp cao thứ hai của Trung Quốc và là người giám sát Bộ Ngoại giao. Ông Vương từng là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản và là Giám đốc Văn phòng các vấn đề ngoại giao Đài Loan của Trung Quốc.

Ông Vương đã nhiều lần nhíu lông mày trong năm qua, đặc biệt khi một phóng viên Canada đặt câu hỏi về nhân quyền ở Trung Quốc.

Vương Hồ Ninh, Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách

img

Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung Quốc Vương Hồ Ninh.

Là người đứngđầu văn phòng nghiên cứu hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vai trò của ông  Vương Hồ Ninh là cố vấn chính sách quốc gia và là người phụ trách bài phát biểu cho nhà lãnh đạo.

Ông Vương Hồ Ninh đã xuất hiện hầu như trong tất cả các chuyến thăm trong nước và quốc tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông nhận được sự tín nhiệm trong giới lãnh đạo Trung Quốc nhờ trình độ học vấn chuyên sâu, trung lập về chính trị và hết sức thận trọng.

Từ Thiệu Sử, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC)

img

Chủ Nhiệm NDRC Từ Thiệu Sử.

Ông Từ là nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và giám sát NDRC, đôi khi còn được gọi là “Hội đồng nhà nước thu nhỏ”. Mặc dù trải qua hơn 3 thập kỷ cải cách thị trường, NDRC vẫn duy trì sức mạnh sâu rộng để điều chỉnh tất cả các ngành công nghiệp lớn, phê duyệt dự án hàng tỷ nhân dân tệ, từ sân bay cho đến đường sắt và nhà máy chế tạo xe hơi.

Lưu Hạc, Chủ nhiệm Ban kế hoạch Kinh tế tài chính Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

img

Chủ nhiệm Ban kế hoạch Kinh tế tài chính Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Hạc.

Ông Lưu là phụ tá hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề kinh tế và tài chính, giám sát hoạt động của các nhóm hoạt động có ảnh hưởng hàng đầu. Ông Lưu từng được ám chỉ là “người có quyền lực” bí ẩn, theo Nhân dân Nhật báo.

Uông Dương, Phó Thủ tướng Trung Quốc

img

Phó Thủ tướng Trung Quốc Uống Dương.

Ông Uông Dương là một trong 3 phó Thủ tướng Trung Quốc, phụ trách các vấn đề kinh doanh, thương mại, du lịch và nông nghiệp. Ông Uông Dương cũng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, duy trì liên lạc với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew để thông báo các vấn đề kinh tế và chính sách giữa hai nước.

Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC)

img

Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên.

Ông Chu là người chịu trách nhiệm thiết lập và áp dụng chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông Chu được cho là trung tâm trong hầu hết các thay đổi trong hệ thống tài chính Trung Quốc, định hình lại ngành ngân hàng nhà nước để thiết lập thị trường trái phiếu, thúc đẩy đồng nhân dân tệ hướng ra toàn cầu.

Lâu Kế Vĩ, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc

img

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ.

Ông Lâu giữ vị trí Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc kể từ năm 2013. Ông được biết đến với triển vọng cải cách và ưu đãi cho nền kinh tế thị trường theo định hướng. Ông giám sát quỹ đầu tư Trung Quốc trị giá 1 tỷ USD trong 6 năm trước khi trở thành bộ trưởng. Ông Lâu là chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Cao Hổ Thành, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc

img

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành.

Ông Cao có kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực chính phủ và doanh nghiệp, bao gồm vai trò phó tổng giám đốc tại tại Xí nghiệp Tài nguyên Trung Quốc những năm 1990. Ông Cao là người nói tiếng Pháp lưu loát, có kinh nghiệm đàm phán thương mại đã thoát khỏi những cáo buộc liên quan đến việc con mình được JP Morgan tuyển dụng năm 2007 dù trình độ yếu kém.

Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc

img

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, ông Dương đã âm thầm trở thành người nắm vị trí hàng đầu trong việc giám sát các chính sách quốc tế của đất nước. Với vai trò lớn hơn Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, ông Dương thường tìm cách xoa dịu căng thẳng với các quốc gia nước ngoài trong bối cảnh tranh chấp quốc tế.