Nông dân huyện Bắc Hà (Lào Cai) thu hoạch mận Tam Hoa. Ảnh: N.L
- Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả.
- Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.
- Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.
- Lượng phân bón cụ thể (xem bảng sau).
- Thời điểm bón:
* Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:
+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100% phân chuồng (20 kg), 70 % DAP (0,2kg), 50% urê (0,15 kg), 50 % kali clorua (0,1kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.
+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15% phân DAP (0,05kg), 25% urê (0,075kg), 25% kali clorua (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.
+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15% DAP (0,05kg), 25 % urê (0,075kg), 25% kali clorua (0,05kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.
* Đối với cây thời kỳ kinh doanh:
+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100% phân chuồng, 100% DAP, 50% urê, 50% kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30kg phân chuồng, 0,6- 0,56kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25kg kali clorua.
+ Lần 2 (tháng 7): Bón 25% urê, 25% kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125kg kali clorua.
+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 25% urê, 25% kali clorua. Tương đương với 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125kg kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.
- Cách bón:
+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20cm, rắc phân lấp đất.
+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.