Mỏ Arlit ở Nige là nguồn cung cấp nhiên liệu uranium chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân và vũ khí nguyên tử của Pháp. Sản lượng uranium khai thác tại khu mỏ này là 3.400 tấn/năm.
Mỏ khai thác kim cương lộ thiên Mir gần thành phố Mirny ở vùng Siberia, Nga. Khu khai thác chính có độ sâu 525m và đường kính 1.200m, trở thành hố nhân tạo lớn thứ hai trên thế giới.
Những hệ thống tưới nước khổng lồ tại vùng lòng chảo Wadi As-Sirhan ở Ả Rập Saudi. Nước ngọt được khai thác từ độ sâu 1km và được bơm lên bề mặt trước khi được đưa lên giàn phun xoay 360 độ.
Những hồ nước khổng lồ hình thành tại khu mỏ Neves-Corvo ở tỉnh Castro Verde, Bồ Đào Nha. Đây là một trong những khu khai thác kẽm và đồng lớn nhất trên thế giới.
Ảnh trên cao chụp khu tập kết than tại cảng Tần Hoàng Đảo ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Từ đây, khoảng 210 triệu tấn than được vận chuyển tới các nhà máy nhiệt điện ở khắp miền nam Trung Quốc mỗi năm.
Những cánh đồng trái cây tạo thành họa tiết như tranh vẽ trên dãy đồi ở Huelva, Tây Ban Nha. Điều kiện khí hậu ở đây rất thuận lợi để trồng trọt.
Cảng Hamburg ở Đức được coi là “Cửa ngõ của thế giới”. Mỗi ngày, khu cảng này tiếp nhận 28 tàu biển, 200 chuyến tàu đường sắt và 5.000 xe tải. Khả năng vật chuyển hàng hóa của cảng này là 132 triệu tấn/năm.
Tất cả các con đường đổ về trung tâm thương mại Plaza Del Ejecutivo ở thành phố Mexico City, Mexico. Thành phố này là nơi sinh sống của 9 triệu người.
Toàn cảnh từ trên cao của khu công nghiệp Jeongwang-dong ở thành phố Ansan, Hàn Quốc. Mái của các nhà xưởng ở đây đều được làm bằng aluminum và chủ yếu được sơn màu xanh.
Những hồ chứa với nhiều màu sắc khác nhau tại mỏ khai thác kali cacbonat ở thành phố Moab, bang Utah, Mỹ.
Cảng hàng hóa đường sắt Selkirk ở khu Albany, New York, Mỹ. Nơi đây xử lý khoảng 3.200 tòa tàu chở hàng mỗi ngày.
Mỏ Jwaneng ở Botswana có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 15,6 triệu carat.
Sân bay quốc tế Princess Juliana có đường bằng chạy dọc hòn đảo Saint Martin ở vùng biển Caribbe. Đây được coi là một trong những sân bay có đường băng hạ cánh nguy hiểm nhất thế giới.
Đập Grande Dixence ở Thụy Sĩ là đập cao nhất thế giới (285m). Công trình này mất 14 năm để hoàn thành và tốn khoảng 6 triệu m3 bê tông.
Bãi đỗ máy bay lớn nhất thế giới nằm trong căn cứ không quân Davis-Monthan ở bang Arizona, Mỹ. Đây là nơi “an nghỉ” của 4.400 máy bay hết hạn sử dụng của quân đội và chính phủ Mỹ.
Các nhà máy được xây dựng dọc bờ biển ở thành phố Tokai, Nhật Bản. Kinh tế của thành phố này phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất thép khổng lồ với tổng sản lượng 47 triệu tấn/năm.
Frankfurt là sân bay bận rộn nhất ở Đức, với 1.365 chuyến bay mỗi ngày và 65 triệu hành khách mỗi năm. Với 70.000 nhân viên, sân bay này cũng là nơi làm việc tập trung lớn nhất nước Đức.
Được xây dựng vào những năm 1960, cộng đồng Tahoe Keys bao gồm 1.500 ngôi nhà nằm dọc các con kênh nối với hồ Tahoe ở El Dorado, bang California, Mỹ.
Đoạn giao cắt giao thông được xây dựng hình cỏ ba lá ở ngoại ô Doha, Qatar.
Những hồ nước biển bốc hơi để khai thác muối tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.