Dân Việt

Bón phân NPK Văn Điển đúng cách, khoai tây lớn nhanh như thổi

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự 03/10/2016 13:38 GMT+7
Khoai tây được bón NPK Văn Điển sinh trưởng, phát triển khỏe, thân mập, lá dày xanh, sáng, ngọn nở, độ bền của thân lá kéo dài đến khi thu hoạch đặc biệt rất ít nhiễm bệnh héo xanh, mốc sương, nở cổ rễ, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật năng suất chất lượng vượt trội hơn các loại phân bón thông thường.

Đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cân đối

Khoai tây thuộc nhóm cây trồng ưa lạnh, có thời gian sinh trưởng ngắn 85-90 ngày, thích hợp trồng vụ đông ở các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra đến đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Chân đất thích hợp đối với khoai tây là cát pha, thịt nhẹ chủ động tưới tiêu nước. Đặc biệt, trên chân đất hai vụ lúa là rất thích hợp để trồng khoai tây. Khoai tây cần độ pH đất từ 5,5 - 6,5 hàm lượng mùn khá trên 2%, giống tốt phải được kiểm dịch, bảo quản kho lạnh trẻ sinh lý, các giống khoai tây trồng hiện nay rất phong phú như Sonara (Đức)  Diaman ( Hà Lan), Atlantic (Mỹ)...

img

Nông dân tiếp cận phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ thu hiệu quả cao. I.T

Nhiều địa phương như: Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam tiếp cận được phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thâm canh cây khoai tây.

Cây khoai tây cho sinh khối lớn, nhưng đồng thời đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các yếu tố mới cho năng suất cao và chất lượng tốt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy: Để có được 25 tấn củ/ ha cây lấy đi từ đất các yếu tố dinh dưỡng như sau: 130kgN, 60kg P2O5, 104kg K2O; 60kg CaO; 9kg MgO; 15kg S; 0,9kg Fe; 0,6kg Bo, 0,13kg Zn… như vậy khoai tây không chỉ cần đạm, lân, kali, mà còn cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng là vôi, magie, lưu huỳnh cùng các yếu tố vi lượng sắt, bo, kẽm …

Do đặc điểm đất trồng khoai tây hiện nay hầu hết là đất chua và nghèo các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, bà con nông dân có nơi chưa hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của cây đặc tính nông học của đất cũng như đặc điểm tính chất của các loại phân bón vô cơ nên sử dụng phân bón đơn, lạm dụng phân đạm, hoặc nếu dùng NPK thường là các loại thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng.

Bón phân Văn Điển thế nào cho đúng?

Tuy nhiên, nhiều địa phương đã sử dụng đúng cách. Cách sử dụng phân bón Văn Điển là: Sau khi rạch hàng bón lót  4 - 5 tạ phân hữu cơ hoai mục cộng thêm 25 kg/ sào 360m2 phân đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển vào rạch luống lấp đất  mỏng sau đó đặt củ giống tránh đặt củ giống trực tiếp vào phân, rồi lấy đất phủ lên trên củ giống từ 3-5cm sau đó vét đất ở rãnh lên luống. Trường hợp khi trồng đất khô phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh.

Sau khi trồng cây cao 15 đến 20cm, tiến hành bón phân thúc đợt 1: Xới nhẹ hai mép luống dải  15 - 17 kg/ sào NPK 12.5.10 Văn Điển rồi phủ đất kín phân, kết hợp với tưới nước nếu đất khô, có thể tưới rãnh hoặc tưới gánh. Sau bón thúc đợt 1 từ 15 - 20 ngày thì tiến hành bón thúc đợt 2: Sử dụng 15 - 17 kg/ sào  NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân vào mép luống hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc sau đó vét toàn bộ đât ở rãnh luống lên vun cao luống phòng ngập úng và hạn chế củ xanh vỏ do mọc chồi ra.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài ba yếu tố dinh dưỡng cân đối: Đạm, lân, kali còn chứa hàm lượng vôi đến 20% khử chua cho đất, làm hoai mục gốc rạ làm đất tơi xốp tạo thuận lợi cho củ phát triển sau này, chất magie 18% và chất lưu huỳnh 13% nâng cao hiệu suất quang hợp của bộ lá tạo tiền đề cho khoai đạt năng suất cao, chất silic 19% giúp cho cây khoai có nhiều phấn, biểu bì gân lá dày săn chắc chống lại các đối tượng sâu bệnh gây hại ngoài ra còn các chất vi lượng giúp cho cây khoai tây tổng hợp nhiều vitamin muối khoáng hòa tan trong củ.