Dân Việt

Cao thủ "sát cá" kể về nghề “săn” cá bông lau

Lưu Mỹ 10/10/2016 14:15 GMT+7
Canh khuya dãi dầu, cũng là lúc ngư dân sống bằng nghề “săn” cá bông lau ở sông Vàm Nao (Phú Tân) chộn rộn bủa lưới săn cá bông lau theo con nước…

Lái chiếc máy đuôi tôm, tư Lợi (Nguyễn Văn Lợi 47 tuổi, ở thị trấn Phú Mỹ), nói chắc nịch: “Cá bông đang được giá cao (từ 180.000- 220.000 đồng/kg). Hễ dính cá, chỉ cần alô là bạn hàng chạy ghe, xuồng lại tận nơi cân cá. Mỗi đêm, chỉ cần dính 1 con cá bông lau là kiếm bạc triệu, nên ai nấy cũng tranh thủ đem lưới ra bủa”.

img

img

Anh, em hai Toàn thâu đêm trên sông, với hy vọng sẽ "săn" được nhiều cá bông lau.

Vào những ngày này về Vàm Nao, từ đầu đến cuối khúc sông, ghe xuồng giăng lưới cá bông lau đông nghẹt. Tại khúc sông Vàm Nao có 2 bến, mỗi bến đậu khoảng 30 đầu xuồng, khoảng 4 giờ chiều là mọi người “lên đèn” chuẩn bị thả lưới. Đông xuồng, có khi ngư dân phải nằm chờ tài. Theo luật bất thành văn, người nào đến trước, thì được quyền thả trước, mỗi luồng lưới cách nhau khoảng 200m.

img

img

Hiện nay, cá bông lau từ hạ nguồn đổ về, nên ngư dân tranh thủ giăng lưới bắt cá vào ban ngày.

img

img

img

Những con cá bông lau to còn tươi rói được bạn hàng cân lại, bán lẻ nguyên con, với giá dao động 200.000-220.000 đồng/kg, còn cắt bán khúc có giá từ 250.000-280.000 đồng/kg.

Còn tại bến Chắc Cà Đao (khúc sông Hậu, huyện Châu Thành) cũng có hàng chục đầu xuồng giăng lưới cá bông lau. Những năm gần đây, tại khúc sông này cá lại dính mạnh hơn ở sông Vàm Nao.

img

img

Ngoài dính cá bông lau, ngư dân còn thường xuyên bắt được cá hô, cá sửu, nặng từ 5-10kg.

Ông Tám Kỷ- cao thủ “sát cá” ở đây nói: “Nghề giăng lưới cá bông lau do ngư dân người Chăm đến đây khai thác từ rất lâu đời. Lúc hưng thịnh, tiền kiếm được từ nghề giăng lưới cũng sống tốt, nhưng khi lên bờ khô máy chèo, thì cháy túi. Sống nghề “bà cậu” chẳng ai giàu có đâu chú em! Ở xóm này, dòng họ tôi sống bằng nghề giăng lưới cá bông lau rất nhiều …”.

Còn ông hai Toàn, một người đánh bắt cá “cự phách” trên sông Hậu nói: “Nguồn cá bây giờ cạn kiệt hơn trước, nên bà con ai nấy cũng chọn thêm cho mình một cái nghề để ổn định cuộc sống. Riêng Hai Toàn đã “cự tuyệt” với nghề hạ bạc đã hơn 5 năm, bởi chẳng dư dả gì”.