Dân Việt

Kinh hoàng cách giảm đói của trẻ em nghèo Nepal

Tư Tuyền (Theo Sina) 27/10/2016 14:58 GMT+7
Để đánh đánh lừa cảm giác của cơ thể, những đứa trẻ lang thang ở Nepal phỉa hít keo độc hại để tồn tại.

​Theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc trẻ em Nepal "Child Workers in Nepal" (CWIN), thống kê cho thấy, có khoảng 5.000 trẻ em ở Nepal sống lang thang, không nơi nương tựa trên khắp các đường phố.

img

Trong số các trẻ em lang thang cơ nhỡ ở Nepal, những đứa trẻ có cuộc sống khốn khổ nhất là những đứa trẻ lang thang trên đường phố thủ đô Kathmandu. Cuộc sống khó khăn, ngột ngạt khiến các em vô cùng khó khăn khi kiếm việc làm để tồn tại. Để chống lại cái đói và cái lạnh, một số đứa trẻ tìm đến một loại hoạt chất có tên là "keo".

img

"Keo" thực chất là một loại chất lỏng kết dính có tên là Dendrite thường được sử dụng để lót thảm, trong keo chứa Toluene, có thể sản sinh ra một loại khí độc có tác dụng làm giảm cảm giác đau, đói và lạnh cho cơ thể. Mặc dù biết là độc, là có hại nhưng các em không có lựa chọn khác để giảm bớt cơn đói và những cơn đau do bệnh tật hành hạ. 

img

Những đứa trẻ sử dụng "keo" là những đứa trẻ có độ tuổi từ 9 đến 15. Chúng mua keo ở những cửa hàng bán sẵn hoặc ăn cắp. Khi có được "keo", những đứa trẻ đổ chất này vào túi nhựa và cầm sẵn ở tay. Khi quá đói không thể chịu nổi, khi lo lắng, căng thẳng, chúng sẽ mở miệng túi, hít vào những ngụm khí độc để đánh lừa cảm giác của cơ thể, để được thoát khỏi hiện thực khắc nghiệt mà chúng đang sống. 

img

Đa số những trẻ em đường phố ở Nepal là trẻ mồ côi, cha mẹ của các em đã chết trong trận động đất năm ngoái. Những đứa trẻ bị bỏ lại bơ vơ, không có khả năng kiếm sống, chỉ có thể nhặt rác làm thức ăn, ngủ trên đường phố với những người cùng cảnh ngộ, phải đối mặt với môi trường sống vô cùng khắc nghiệt.

img

Hình ảnh cho thấy một cậu bé lang thang ở Nepal sau khi ngửi khí độc đối mặt với nhiếp ảnh gia, cậu bé sống ở một công viên Kathmandu.

img

Nepal từ lâu đã được liệt vào danh sách một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Ngoài những trận động đất thường xuyên, hạn hán và các thiên tai khác, sự bất ổn chính trị ở Nepal đã khiến cuộc sống của người dân nơi đây trở thành địa ngục.

Từ năm 1996, phiến quân Maoist ở Nepal liên tục gây ra những vụ tấn công và sự bùng nổ của các cuộc nổi dậy trong 10 năm qua đã cướp đi mạng sống của khoảng 13.000 thường dân ở các vùng sâu vùng xa và khu vực nông thôn, hơn 40.000 trẻ em Nepal đã được di dời đến những nơi khác và bị bỏ mặc.

img

Mặc dù biết được sự nguy hiểm của chất keo độc hại nhưng do loại khí sản sinh từ chất này gây ra ảo tưởng quá hấp dẫn, khiến người dùng có thể thạm thời quên đi đau đớn thể xác, những đứa trẻ lang thang ở Nepal vẫn thường xuyên sử dụng "keo". 

img

Theo nghiên cứu, Toluene có trong "keo" là một chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm đặc biệt, độc tính thấp, có thể gây kích ứng da và kích thích niêm mạc, có tác dụng gây mê đối với hệ thống thần kinh trung ương. Nếu sử dụng liên tục Toluene với nồng độ cao trong thời gian ngắn, người dùng có thể bị chóng mặt, buồn nôn, lú lẫn và một các triệu chứng đáng sợ khác, tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn hại màng tế bào não và mắc hội chứng suy nhược thần kinh.

img

Báo cáo cũng cho biết, do ảnh hưởng từ người khác, do bị rủ rê, lôi kéo, một số đứa trẻ lang thang biết hút keo khi chỉ mới 9 tuổi. Trong ngày Lương thực Thế giới (16/10) vừa qua, báo cáo đã được công khai với hi vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan tâm hơn đến điều kiện sống bi thảm của trẻ em lang thang cơ nhỡ ở Nepal.

img

Hình ảnh cho thấy một đứa trẻ sau khi hít phải khí keo độc hại, em đang gặp ảo giác và cho rằng cái cây là cha mẹ đã mất của mình nên bám chặt không rời. 

img

Hình ảnh đối lập, trái ngược của những đứa trẻ với số phận khác nhau, có những đứa trẻ được ăn học đàng hoàng, có những đứa trẻ phải sống bờ sống bụi khiến nhiều người rơi nước mắt.